CỬA ĐÓNG MỞ NHANH - ROLL UP DOORS

Cửa đóng mở nhanh với hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động , tốc độ đóng mở cực nhanh tùy chỉnh theo nhu cầu người sử dụng ...

CỬA CUỐN CÁCH NHIỆT - SECTIONAL DOORS

Cửa cuốn cách nhiệt được thiết kế bằng các tấm Panel cách nhiệt có thể điều khiển tự động và gắn cửa sổ kính để không hạn chế tầm nhìn ...

CỬA CUỐN NHỰA TRONG SUỐT - CỬA CUỐN NHỰA PVC

Hệ thống cửa đóng mở tự động tốc độ cao nhờ được cấu tạo bằng chất liệu nhựa trong suốt bền chắc ...

CỬA CUỐN TRƯỢT NGANG - CỬA OVERHEAD

Hệ thống cửa cuốn trượt ngang (Overhead door) có khả năng ngăn côn trùng, gió , bụi , mùi hôi và ngăn chặn sự thất thoát hơi lạnh ...

CỬA CUỐN TỐC ĐỘ CAO - HIGH SPEED DOORS

Công nghệ tự động điều khiển đóng mở kết hợp với tốc độ đóng mở cực cao mang đến 1 trải nghiệm mới về cửa cuốn hiện đại ...

Sản Phẩm

Cửa cuốn nhanh | Cửa kho lạnh | Cửa Overhead | Dock leveler | Đo diệt côn trùng | Quạt chắn gió

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

TẤT TẦN TẬT VỀ CÔNG NGHỆ SÀN NÂNG CÔNG NGHIỆP

Tất tần tật về công nghệ sàn nâng công nghiệp : 
Sàn nâng có 2 loại chủ yếu: sàn nâng cơ khí và sàn nâng thủy lực
Sàn nâng cơ khí là gì ???
Tôi sẽ nói rõ hơn với các bạn về chiếc sàn nâng thủy lực:
Sàn nâng thủy lực (hydraulic dock leveler) là hệ thống cơ khí hoạt động bằng động cơ thủy lực đươc ứng dụng trong cầu nối giữa sàn container(hoặc xe tải) với sàn hoặc khu vực tiếp nhận hàng hóa của các kho(xưởng) . Giúp việc vận chuyển hàng hóa từ trong container vào trong kho trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Nhờ các kết cấu vững chắc cùng với động cơ thủy lực mạnh mẽ nên sàn nâng tự động thủy lực có thể chịu được tải trọng của các loại xe nâng cùng với trọng lượng hàng hóa tải (từ 5 – 15 tấn).
Sàn nâng thủy lực được sản xuất và lắp ráp trên công nghệ hiện đại phân phối trực tiếp bởi cty Nam Phát . Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm(CE/TUV EN1398) cũng như mỹ thuật công trình .
Sàn nâng như một chiếc thảm thần kỳ nâng hàng hóa nặng cả chục tấn lên xuống một cách nhẹ nhàng, nó như một chiếc cầu nối giữa container và kho hàng vậy đó.
Có thể các bạn chưa hình dung được công dụng thực tế của chiếc sàn nâng này, nhưng bạn có thể hiểu rằng có nó doanh nghiệp sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều, tiết kiệm hơn rất nhiều khi thực hiện khâu vận chuyển hàng hóa bằng sàn nâng tự động.

Khám phá công dụng thực tế của chiếc sàn nâng navidock kỳ diệu ???




Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Thành Phố Hồ Chí Minh tích cực phối hợp xây dựng Chính phủ điện tử

Chiều ngày 11/3, Sở TTTT TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm triển khai Chương trình hợp tác với các Sở TTTT (giai đoạn 2010-2015).

Tham dự hội nghị có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà cùng lãnh đạo các Sở TTTT có hợp tác với Sở TTTT TP.HCM.

Tính đến năm 2015, Sở TTTT TP.HCM đã ký kết hợp tác và triển khai các hoạt động hợp tác với Sở TTTT 35 tỉnh, thành trong cả nước.

Việc phối hợp của Sở TTTT TP.HCM với các địa phương cùng xây dựng Chính phủ điện tử thời gian qua đã bước đầu mang lại những kết qủa đáng khích lệ. Đến nay, Sở TTTT TP.HCM đã chuyển giao nền tảng xây dựng Chính phủ điện tử cho 29 tỉnh, thành phố.

Việc chuyển giao nền tảng xây dựng Chính phủ điện tử cho các địa phương được Sở TTTT TP.HCM tiến hành với mong muốn phối hợp các tỉnh thành cùng xây dựng cộng đồng phát triển Chính phủ điện tử, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và kế thừa; tập hợp được nguồn lực các doanh nghiệp và chuyên gia tham gia phát triển Chính quyền điện tử.


Trong đó, mô hình chuỗi công viên phần mềm Quang Trung là bước đi đột phá để phát triển công nghiệp phần mềm cho Thành phố, thông qua hoạt động hợp tác với các tỉnh thành, tận dụng lợi thế của từng địa phương và kinh nghiệm quản lý của các thành viên trong chuỗi để rút ngắn thời gian xây dựng và nâng cao lợi thế cạnh tranh của từng thành viên nói riêng và cả chuỗi nói chung trên thị trường công nghệ thông tin khu vực và thế giới.
Dự kiến, trước mắt sẽ hợp tác với tỉnh Lâm Đồng để triển khai chuỗi công viên phần mềm Quang Trung tại địa phương này.

Bên cạnh đó, Sở TTTT TP.HCM cũng đã phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện liên thông kết nối phần mềm Quản lý văn bản, điều hành của các tỉnh, thành phố đến Văn phòng Chính phủ theo mô hình 4 cấp: Trung ương, tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã/thị trấn. Đến nay đã có 63 tỉnh thành tham gia thực hiện mô hình kết nối thống nhất.


Phó Giám đốc Sở TTTT TP.HCM bà Võ Thị Trung Trinh cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với các Sở TTTT trong xây dựng chính quyền điện tử; phối hợp trong thực hiện kết nối, liên thông văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ theo kế hoạch và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ…

Các đại biểu dự hội nghị cũng đã trao đổi thẳng thắn về những thuận lợi cũng như khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai Nghị quyết 36a/NQ-CP như phối hợp với các bộ, ngành trong việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến; về kết nối liên thông văn bản từ tỉnh tới huyện, xã; cơ chế tài chính trong việc mua sắm, thuê sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin;…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà đánh giá cao vai trò của các Sở TTTT trong việc phối hợp thử nghiệm phần mềm kết nối văn bản của các địa phương với Văn phòng Chính phủ; làm rõ một số nội dung các đại biểu đã nêu.

Đồng thời đề nghị các địa phương tiếp tục phối hợp tốt hơn nữa để đẩy nhanh quá trình xây dựng Chính phủ điện tử.

(Theo Chinhphu.vn)

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

CỬA THÉP CHỐNG CHÁY BMCC

Cửa Thép Chống Cháy
Cửa chống cháy có tác dụng ngăn chặn quá trình ngọn lửa cháy lan trong các công trình, toà nhà. Điều đó có nghĩa góp phần hạn chế tối đa những thiệt hại về người và của trong trường hợp hoả hoạn xảy ra.Cửa chống cháy được sư dụng ở các công trình xây dựng, công nghiệp, cũng như dân dụng và là một trong những yếu tố bắt buộc phải có trước khi công trình được đưa vào sử dụng.
Hoạt động:
Cửa chống cháy được lắp đặt tại các vị trí tuỳ theo bản thiết kế của mỗi công trình, thường được lắp đặt ở các cầu thang bộ, lối thoát hiểm, phòng máy, phòng kỹ thuật…riêng đối với những loại cửa vân gỗ thì có thể sử dụng như cửa thông phòng bình thường trong các căn hộ. Có nhiều loại cửa chống cháy nên cách hoạt động của cửa có thể có một chút khác biệt, nhưng nhìn chung các cửa chống cháy thường sử dụng thanh thoát hiểm thay cho ổ khoá, khi xảy ra hoả hoạn, những người phía trong có thể thoát ra ngoài bằng cách đẩy tay vào thanh thoát hiểm (bình thường cửa sẽ tự động đóng, bên ngoài không thể vào) cửa sẽ tự mở ra và đóng lại ngay để ngăn cháy.
Đặc Tính Kỹ Thuật
-          Giới hạn chụi lửa 60’ –  120’ -  180’
-          Khung cửa được làm từ thép cán nguội 1,2 ly
-          Cánh cửa được làm từ thép cán nguội 1,0 ly
-          Vật liệu chống cháy là bông thủy tinh hoặc honeycomb
-          Sản phẩm được kiểm định theo tiêu chuẩn chống cháy TCXDVN 386; 2007 (BS EN 1634-1:2002) của cục cảnh sát PCCC.

Phân Loại Cửa Thép:

  • Cửa Thép Chống Cháy Đơn (Cửa Một Cánh)
  • Cửa Thép Chống Cháy Đôi (Cửa Hai Cánh)

 Hình Ảnh Ứng Dụng:
Cửa thép chống cháy Panel 2 cánh
Cửa thép chống cháy Panel 1 cánh 

Dịch vụ :

Nam Phát sẵn sàng hỗ trợ thay đổi kích thước cho phù hợp với yêu cầu của quý khách, ngoài ra chúng tôi còn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho quý khách.

Phụ kiện :

Ngoài ra Nam Phát còn phân phối các loại phụ kiện dùng cho cửa chống cháy vui lòng xem 



Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

TP. Hồ Chí Minh : Kinh tế tăng trưởng mạnh trong hai tháng đầu năm 2016

Hai tháng đầu năm 2016, kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trưởng mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu và chỉ số phát triển công nghiệp đều tăng cao hơn so với cùng kỳ, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế chung của thành phố . 


Đây là thông tin được ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nêu ra tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng, an ninh tháng 2 và công tác trọng tâm tháng 3/2016 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 29/2.

Trong hai tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn thành phố ước đạt 120.931 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ; trong đó, tháng 2/2016 ước đạt 56.202 tỷ đồng; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2016 tăng 0,05% so với tháng trước.

Theo ông Võ Văn Hoan, chỉ số CPI được kiểm soát tốt, tuy có tăng nhưng khá thấp so với bình quân của cả nước. Đây là phản ánh từ thực tế, khi các mặt hàng tăng nhẹ chủ yếu thuộc các nhóm hàng hóa phục vụ Tết Bính thân.

Điều này cũng thể hiện sự chuẩn bị, quan tâm chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố cũng như vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp (cả tư nhân và nhà nước) trong điều tiết thị trường, nhất là giai đoạn cao điểm Tết.

Tính từ đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,9 tỷ USD (chưa tính dầu thô), tăng 8,2% cùng kỳ năm 2015. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu từ đầu năm ước đạt 4,7 tỷ USD, tăng 5% cùng kỳ 2015.

Trong lĩnh vực du lịch, lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng và đạt 901.814 lượt trong hai tháng đầu năm (tăng 7,6% cùng kỳ), doanh thu đạt 17.258 tỷ đồng (tăng 7,6%). Mặt khác, chỉ số phát triển công nghiệp hai tháng đầu năm tăng 5,7% so với cùng kỳ 2015.

Riêng về đầu tư trong nước, từ đầu năm đến nay có 3.606 doanh nghiệp thành lập mới và 5.626 lượt doanh nghiệp trong nước đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, với tổng vốn đăng ký và bổ sung 58.093 tỷ đồng, tăng 45% cùng kỳ.

Trong khi đó, có 90 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới với tổng vốn 155,9 triệu USD và 25 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư 78,8 triệu USD.

Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trong tháng 3/2016, thành phố sẽ tập trung triển khai, thông qua các giải pháp hữu hiệu, khả thi về 7 chương trình đột phá thực hiện theo Nghị quyết Đại hội X của Đảng bộ thành phố.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, thành phố sẽ thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn lực trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, thành phố cũng xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp bán lẻ để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong quá trình hội nhập.

Để đạt được các kế hoạch đề ra, ông Võ Văn Hoan nhấn mạnh, thành phố sẽ có hai buổi gặp gỡ các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Điểm đặc biệt là nội dung, cách thức của các buổi gặp gỡ sẽ thay đổi theo hướng mới, đó là giải đáp, xử lý và tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

----Theo VietNam Plus--- 

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Phụ kiện cửa cuốn

phu-kien-cua-cuon
Phụ kiện cửa cuốn 

Bình Lưu Điện Cửa Cuốn :

Bộ lưu điện (UPS ) Cửa cuốn  bao gồm các dòng sản phẩm cung cấp điện năng sử dụng đóng/mở cho Motor (Bộ động cơ điện cửa cuốn) Trong suốt quá trình mất điện.

Mô tơ cửa cuốn : 
Cung cấp các dòng sản phẩm motor cửa cuốn chuyên nghiệp, đa dạng về mẫu mã, giá thành. Chất lượng vượt trội. Thời gian bảo hành dài hạn
Motor cửa cuốn Công Nghệ Đài Loan có khả năng kết nối thiết bị đảo chiều, tự dừng khi gặp vật cản. Kết nối với Bình Lưu Điện lưu trữ điện khi mất điện từ 24h đến 60 giờ .
Remote cửa cuốn : 
Remote dùng để điều khiển hoạt động của cửa cuốn
Chuyên Cung cấp và phân phối các loại Điều Khiển Cửa Cuốn (Remote cửa cuốn) dùng cho CỬA CUỐN, CỬA CỔNG, …v.v
Đặc Biệt Sao chép các loại Điều Khiển dùng cho Cửa Cuốn Bằng máy Chuyên Dụng
Remote sửa dụng CHIP chất lượng cao, Cố định tần số và phát sóng chuẩn ( 310Mhz, 315Mhz,433Mhz, 336Mhz, 365Mhz, 380Mhz, 800Mhz,..v.v)
Tay Điều Khiển sao chép phát xa trên 50 mét
Bảo hành đổi mới trong vòng 4 tháng

Hộp điều khiển cửa cuốn : Bộ điều khiển cửa cuốn gồm: hộp nhận sóng và tay điều khiển (Remote)  giúp vận hành cửa cuốn lên xuống từ xa.

TAG : phụ kiện cửa cuốn, sửa chữa cửa cuốn, phu kien cua cuon, lap rap cua cuon, ban le phu kien cua cuon



CUA CUON NHANH - CỬA CUỐN TỐC ĐỘ CAO - CỬA ĐÓNG MỞ TỰ ĐỘNG

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Lắp đặt cửa cuốn trượt trần gara xe hoi

Quy trình lắp đặt cửa cuốn nhanh B.M.P với mô phỏng 3Dmax


Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Cửa cuốn nhanh - cua cuon toc do cao - cua cuốn tự động

CỬA CUỐN NHANH - CỬA CUỐN TỐC ĐỘ CAO - CỬA CUỐN TỰ ĐỘNG  


Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Công nghiệp ô tô Việt có hưởng lợi khi giảm 0% thuế phụ tùng ?

Bộ Tài chính mới có văn bản lấy ý kiến bộ ngành đề xuất giảm thuế nhập khẩu với linh kiện, phụ tùng ôtô, trong đó nhiều dòng hàng có thể sẽ về 0% từ năm 2016. Với động thái này, liệu có thực sự giúp ngành công nghiệp ô tô nội địa tăng năng lực cạnh tranh ?


Theo đề xuất của Bộ Tài chính, lộ trình thuế nhập khẩu với động cơ diesel, hộp số và nội thất, phụ kiện cho xe tải với Hàn Quốc và Nhật Bản có thể sẽ được đẩy nhanh xuống 0% vào năm 2016 thay vì năm 2018-2019 như kế hoạch ban đầu.

Ngoài ra, 12 dòng động cơ, hộp số dùng cho máy kéo với thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản cũng được đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% vào năm 2016. Đó là chưa kể nhiều bộ phận linh kiện, phụ tùng khác cũng được đề xuất đẩy nhanh giảm thuế cam kết với Nhật, Hàn xuống 5% vào năm 2016 thay vì 12-20% như kế hoạch trước đó.

Giảm thuế để “chờ thời”?

Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc điều chỉnh thuế nhằm tác động tích cực tới việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô. Theo đó, ngành sản xuất lắp ráp được định hướng chuyển sang nhập khẩu linh kiện, phụ tùng từ các đối tác công nghệ cao, tạo động lực đột phá cho ngành sản xuất trong nước.

Hơn nữa, những điều chỉnh giảm thuế phụ tùng ô tô có thể giúp giảm bớt tác động giảm thu ngân sách nhà nước sau năm 2018 do ngân sách được bù đắp từ ngành sản xuất lắp ráp ôtô trong nước phát triển, làm tăng thu nội địa.

Theo giới phân tích, năm 2018 là năm bản lề của công nghiệp ô tô Việt Nam khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN vào Việt Nam được giảm về 0%. Việt Nam chỉ còn 3 năm để chuẩn bị và tăng cường năng lực cạnh tranh của công nghiệp ô tô trong nước.

Nếu không tận dụng được cơ hội, Việt Nam sẽ rơi vào tình cảnh các nhà sản xuất lắp ráp rút khỏi thị trường chuyển sang nhập khẩu và đến khi nhu cầu tiêu dùng ô tô bùng nổ, ô tô sẽ được nhập khẩu về để đáp ứng nhu cầu trong nước, gây ra thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng.

Điểm đáng lưu ý sau động thái đề xuất của Bộ Tài chính là trước đó, vào cuối tháng 10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1829/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Trong Quyết định nêu rõ Việt Nam duy trì hoạt động sản xuất, lắp ráp và tạo ra giá trị trong nước đến sau năm 2018. Đồng thời thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của công nghiệp ô tô; cắt giảm chi phí sản xuất, chi phí hậu cần, và giá bán xe; hội nhập với mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu dựa trên lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

Kế hoạch hành động này cũng quy định về điều chỉnh các loại thuế, phí; điều chỉnh lại giá trị tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu cho hợp lý.

Ngoài ra, trong Quyết định 1829/QĐ-TTg có nhấn mạnh sẽ đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển linh kiện, phụ tùng từ các nhà cung cấp chế xuất để phục vụ thị trường nội địa. Giảm thuế nhập khẩu đối với các phụ tùng, linh kiện ô tô chưa sản xuất được ở trong nước, và định kỳ rà soát, điều chỉnh danh mục phụ tùng, linh kiện ô tô được giảm thuế nhập khẩu.

Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, bổ sung công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô vào danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm khuyến khích phát triển. Bố trí nguồn vốn để cho các doanh nghiệp vay đầu tư trang thiết bị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp ô tô…

Bao giờ tăng nội địa hóa?

Thực tế, ngoài Quyết định 1829/QĐ-TTg, các chính sách của Nhà nước nhằm ưu đãi, tạo mọi điều kiện cho công nghiệp ô tô nội địa phát triển là thừa chứ không thiếu. Thậm chí công nghiệp ô tô nội địa vẫn còn nặng về bảo hộ với hàng rào thuế nhập khẩu ô tô từ 15-50%. Thế nhưng vì sao mãi đến giờ công nghiệp ô tô Việt vẫn lẹt đẹt, thất bại gần như “toàn tập”, ngoại trừ một vài cái tên lẻ tẻ nổi lên trong thời gian qua như Trường Hải.

Đánh giá chung cho thấy những vấn đề tồn tại cơ bản của công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay là: thị trường trong nước vẫn còn nhỏ; giá xe của Việt Nam cao hơn so với giá xe của các nước trong khu vực; áp lực cạnh tranh từ các nước trong khu vực ngày càng lớn khi lộ trình cắt giảm thuế CEPT hoàn tất vào năm 2018 với mức thuế suất về 0% đối với mọi loại xe nhập khẩu từ ASEAN.

Ngoài ra, công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp ô tô vẫn chưa phát triển. Nguồn nhân lực trong công nghiệp ô tô nói riêng và trong lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô.

Đó là chưa kể chính sách phát triển công nghiệp ô tô thời gian qua thiếu đồng bộ và thường mang tính ngắn hạn, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong việc lập kế hoạch sản xuất dài hạn.

Nhìn vào thực trạng này, thiết nghĩ nên đưa ra bài học phát triển công nghiệp ô tô của Thái Lan để ngành công nghiệp ô tô Việt tham khảo. Trong khi Thái Lan có năng lực sản xuất là 2,6 triệu xe, thì con số của Việt Nam chỉ là 130.000 xe. Về ngành công nghiệp hỗ trợ, Thái Lan có 709 công ty hỗ trợ cấp 1 và hơn 1.100 công ty cấp 2, trong khi Việt Nam chỉ có 33 công ty công nghiệp hỗ trợ cấp 1 và 181 công ty cấp 2.

Điểm đáng bàn, một trong những chính sách nổi bật của Thái Lan giai đoạn đầu là quy định tỷ lệ nội địa hóa cho xe được sản xuất trong nước. Tác động tích cực của việc tăng dần tỷ lệ nội địa hóa là việc rút khỏi thị trường của các nhà lắp ráp nhỏ vì không thể đạt được lợi thế nhờ quy mô.

Cho nên, nếu nói việc đề xuất giảm 0% thuế nhập khẩu ở nhiều dòng hàng phụ tùng từ Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ là cơ hội tăng khả năng cạnh tranh của công nghiệp ô tô Việt thì vẫn còn khá mông lung khi khả năng sản xuất ô tô còn yếu mà tỷ lệ nội địa hoá chưa chắc đảm bảo sẽ cao khi phụ tùng ngoại có thêm cơ hội “phủ sóng”.


-- Theo Stockbiz --

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Chính phủ ban hành kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô

Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ôtô và phụ tùng ôtô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Mục tiêu đến năm 2020 duy trì hoạt động sản xuất, lắp ráp và tạo ra giá trị trong nước đến sau 2018; tăng trưởng lành mạnh nhu cầu ôtô trong nước, phù hợp với điều kiện về hạ tầng cơ sở, tránh gây tác động xấu đến môi trường, xã hội; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của công nghiệp ôtô; cắt giảm chi phí sản xuất, chi phí hậu cần, và giá bán xe; hội nhập với mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu dựa trên lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

Kế hoạch hành động nêu rõ, về điều chỉnh các loại thuế, phí và lệ phí liên quan đến ôtô, từ năm 2015, duy trì ổn định lâu dài các chính sách thuế, phí và lệ phí liên quan đến ôtô (SCT/OT/VAT; phí duy tu, bảo dưỡng đường bộ, phí môi trường…) với lộ trình thuế, phí nội địa ổn định trong vòng 10 năm; điều chỉnh lại giá trị tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu cho hợp lý.

Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển linh kiện, phụ tùng từ các nhà cung cấp chế xuất để phục vụ thị trường nội địa. Giảm thuế nhập khẩu đối với các phụ tùng, linh kiện ôtô chưa sản xuất được ở trong nước, và định kỳ rà soát, điều chỉnh danh mục phụ tùng, linh kiện ôtô được giảm thuế nhập khẩu.

Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, bổ sung công nghiệp ôtô và phụ tùng ôtô vào danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm khuyến khích phát triển; bổ sung một số linh kiện, phụ tùng ôtô vào danh mục các sản phẩm công nghệ cao; bố trí nguồn vốn nhất định từ Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để cho các doanh nghiệp vay đầu tư trang thiết bị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp ôtô với lãi suất, thời hạn vay ưu đãi và nới lỏng điều kiện thế chấp.

Nghiên cứu, đề xuất phát triển các cụm liên kết (cluster) công nghiệp ôtô nhằm tận dụng sự tập trung công nghiệp hiện có của các doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp ôtô, và định hướng rõ ràng cho những dự án, nhà đầu tư mới.

Về phát triển nguồn nhân lực, tiến hành rà soát, khảo sát các cơ sở đào tạo kỹ thuật (đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở đào tạo nghề,…); rà soát, sửa đổi các nội dung giáo trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, có sự tham vấn chặt chẽ với doanh nghiệp; nghiên cứu, đề xuất ưu đãi, chính sách hỗ trợ thúc đẩy công tác đào tạo liên tục và tiếp nhận thực tập sinh tại các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam; thực thi việc cấp giấy chứng nhận tay nghề trong ngành công nghiệp ôtô (đặc biệt trong sản xuất phụ tùng, linh kiện); xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghiệp ôtô với sự hợp tác, hỗ trợ của doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài./.

Theo : TTXVN/Vietnam+

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

FLC sắp khởi công khu công nghiệp hơn 2.300 tỷ đồng tại tỉnh Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với Tập đoàn FLC tổ chức lễ khởi công dự án khu công nghiệp FLC Hoàng Long vào ngày 22/9.
khu-cong-nghiep-flc-thanh-hoa
Phối cảnh khu công nghiệp FLC Hoàng Long.

Dự án khu công nghiệp FLC Hoàng Long thuộc địa giới hành chính các xã Hoằng Anh, Hoằng Long và Hoằng Quang (TP Thanh Hóa) và xã Hoằng Minh, Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Khu công nghiệp có diện tích 286,82 ha, tổng mức đầu tư 2.317,5 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng để có thể bàn giao cho một số doanh nghiệp đầu tiên ngay trong năm 2015.

UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với Tập đoàn FLC tổ chức lễ khởi công dự án khu công nghiệp FLC Hoàng Long vào ngày 22/9.
Dự án khu công nghiệp FLC Hoàng Long thuộc địa giới hành chính các xã Hoằng Anh, Hoằng Long và Hoằng Quang (TP Thanh Hóa) và xã Hoằng Minh, Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Khu công nghiệp có diện tích 286,82 ha, tổng mức đầu tư 2.317,5 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng để có thể bàn giao cho một số doanh nghiệp đầu tiên ngay trong năm 2015.