CỬA ĐÓNG MỞ NHANH - ROLL UP DOORS

Cửa đóng mở nhanh với hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động , tốc độ đóng mở cực nhanh tùy chỉnh theo nhu cầu người sử dụng ...

CỬA CUỐN CÁCH NHIỆT - SECTIONAL DOORS

Cửa cuốn cách nhiệt được thiết kế bằng các tấm Panel cách nhiệt có thể điều khiển tự động và gắn cửa sổ kính để không hạn chế tầm nhìn ...

CỬA CUỐN NHỰA TRONG SUỐT - CỬA CUỐN NHỰA PVC

Hệ thống cửa đóng mở tự động tốc độ cao nhờ được cấu tạo bằng chất liệu nhựa trong suốt bền chắc ...

CỬA CUỐN TRƯỢT NGANG - CỬA OVERHEAD

Hệ thống cửa cuốn trượt ngang (Overhead door) có khả năng ngăn côn trùng, gió , bụi , mùi hôi và ngăn chặn sự thất thoát hơi lạnh ...

CỬA CUỐN TỐC ĐỘ CAO - HIGH SPEED DOORS

Công nghệ tự động điều khiển đóng mở kết hợp với tốc độ đóng mở cực cao mang đến 1 trải nghiệm mới về cửa cuốn hiện đại ...

Sản Phẩm

Cửa cuốn nhanh | Cửa kho lạnh | Cửa Overhead | Dock leveler | Đo diệt côn trùng | Quạt chắn gió

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Chính phủ ban hành kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô

Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ôtô và phụ tùng ôtô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Mục tiêu đến năm 2020 duy trì hoạt động sản xuất, lắp ráp và tạo ra giá trị trong nước đến sau 2018; tăng trưởng lành mạnh nhu cầu ôtô trong nước, phù hợp với điều kiện về hạ tầng cơ sở, tránh gây tác động xấu đến môi trường, xã hội; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của công nghiệp ôtô; cắt giảm chi phí sản xuất, chi phí hậu cần, và giá bán xe; hội nhập với mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu dựa trên lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

Kế hoạch hành động nêu rõ, về điều chỉnh các loại thuế, phí và lệ phí liên quan đến ôtô, từ năm 2015, duy trì ổn định lâu dài các chính sách thuế, phí và lệ phí liên quan đến ôtô (SCT/OT/VAT; phí duy tu, bảo dưỡng đường bộ, phí môi trường…) với lộ trình thuế, phí nội địa ổn định trong vòng 10 năm; điều chỉnh lại giá trị tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu cho hợp lý.

Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển linh kiện, phụ tùng từ các nhà cung cấp chế xuất để phục vụ thị trường nội địa. Giảm thuế nhập khẩu đối với các phụ tùng, linh kiện ôtô chưa sản xuất được ở trong nước, và định kỳ rà soát, điều chỉnh danh mục phụ tùng, linh kiện ôtô được giảm thuế nhập khẩu.

Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, bổ sung công nghiệp ôtô và phụ tùng ôtô vào danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm khuyến khích phát triển; bổ sung một số linh kiện, phụ tùng ôtô vào danh mục các sản phẩm công nghệ cao; bố trí nguồn vốn nhất định từ Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để cho các doanh nghiệp vay đầu tư trang thiết bị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp ôtô với lãi suất, thời hạn vay ưu đãi và nới lỏng điều kiện thế chấp.

Nghiên cứu, đề xuất phát triển các cụm liên kết (cluster) công nghiệp ôtô nhằm tận dụng sự tập trung công nghiệp hiện có của các doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp ôtô, và định hướng rõ ràng cho những dự án, nhà đầu tư mới.

Về phát triển nguồn nhân lực, tiến hành rà soát, khảo sát các cơ sở đào tạo kỹ thuật (đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở đào tạo nghề,…); rà soát, sửa đổi các nội dung giáo trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, có sự tham vấn chặt chẽ với doanh nghiệp; nghiên cứu, đề xuất ưu đãi, chính sách hỗ trợ thúc đẩy công tác đào tạo liên tục và tiếp nhận thực tập sinh tại các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam; thực thi việc cấp giấy chứng nhận tay nghề trong ngành công nghiệp ôtô (đặc biệt trong sản xuất phụ tùng, linh kiện); xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghiệp ôtô với sự hợp tác, hỗ trợ của doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài./.

Theo : TTXVN/Vietnam+

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

FLC sắp khởi công khu công nghiệp hơn 2.300 tỷ đồng tại tỉnh Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với Tập đoàn FLC tổ chức lễ khởi công dự án khu công nghiệp FLC Hoàng Long vào ngày 22/9.
khu-cong-nghiep-flc-thanh-hoa
Phối cảnh khu công nghiệp FLC Hoàng Long.

Dự án khu công nghiệp FLC Hoàng Long thuộc địa giới hành chính các xã Hoằng Anh, Hoằng Long và Hoằng Quang (TP Thanh Hóa) và xã Hoằng Minh, Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Khu công nghiệp có diện tích 286,82 ha, tổng mức đầu tư 2.317,5 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng để có thể bàn giao cho một số doanh nghiệp đầu tiên ngay trong năm 2015.

UBND tỉnh Thanh Hóa sẽ phối hợp với Tập đoàn FLC tổ chức lễ khởi công dự án khu công nghiệp FLC Hoàng Long vào ngày 22/9.
Dự án khu công nghiệp FLC Hoàng Long thuộc địa giới hành chính các xã Hoằng Anh, Hoằng Long và Hoằng Quang (TP Thanh Hóa) và xã Hoằng Minh, Hoằng Đồng, Hoằng Thịnh (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Khu công nghiệp có diện tích 286,82 ha, tổng mức đầu tư 2.317,5 tỷ đồng, dự kiến sẽ hoàn thiện cơ sở hạ tầng để có thể bàn giao cho một số doanh nghiệp đầu tiên ngay trong năm 2015.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

CỬA CUỐN TỐC ĐỘ CAO LÀ GÌ ?

CÔNG DỤNG VÀ TÍNH NĂNG CỬA CUỐN TỐC ĐỘ CAO

Cửa cuốn tốc độ cao là loại cửa cuốn có tốc độ đóng mở nhanh thường được lắp đại tại các cửa ra vào của các kho lạnh, xưởng sản xuất, phòng sạch, ... nơi có nhiều loại phương tiện máy móc và con người ra vào thường xuyên. 

cua-cuon-toc-do-cao
cửa cuốn tốc độ cao B.M.P cty Sài Gòn Nam Phát

Thay vì sử dụng các loại cửa thép truyền thống hay các loại cửa cuốn thông thường rất mất thời gian , tốt kém nhiên liệu , hiệu quả công việc không cao mà lại mau hư tổn ... Với cửa cuốn tốc độ cao thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản , với vận tốc đóng mở nhanh  , tự động cảm biết khi có người đi qua, khép kín ……Cửa cuốn tốc độ cao ngoài những tính năng cơ bản của cửa thông thường như làm kín, ngăn bụi, ngăn lạnh, ngăn gió mạnh, ngăn chặn  vật lạ sâm nhập vào không gian mục đích, đặc biệt là tuân thủ các tiêu chuẩn HACCP.

CỬA CUỐN TỐC ĐỘ CAO LÀ LOẠI CỬA CUỐN GÌ ?

Có rất nhiều loại cửa cuốn khác nhau, nhưng với tốc độ đóng mở nhanh của mình những chiếc cửa cuốn tốc độ cao hay còn gọi là cửa cuốn nhanh luôn mang đến cho bạn những ứng dụng riêng cũng như hưu ích cho từng nhu cầu mà chúng có thể đáp ứng được.

Để có thể tránh được sự xâm nhập của côn trùng hay bụi bẩn từ môi trường bên ngoài vào bên trong bạn có thể sử dụng những loại cửa cuốn tốc độ nhanh này thay vì sử dụng những loại cửa cuốn khác mà không mang đến cho bạn những hiệu quả nào để tránh những ảnh hưởng từ bên ngoài.Hiện nay do càng phát triển thì ô nhiễm cũng như không khí ô nhiễm có rất nhiều, để tránh bị ảnh hưởng từ khói bụi, không khí, gió, hay những tạp chất khác có thể vào được cơ sở của bạn thì người ta thường sử dụng những bộ  cửa cuốn nhanh – cuốn tốc độ cao. 

Khi các bạn nghe đến cai tên thôi cũng đã đoán ra loại cửa cuốn tốc độ này như thế nào rôi, chúng là một loại cửa cuốn có tốc độ đóng mở cực nhanh, với tốc độ đó chúng có thể ngăn chặn rất hữu hiệu những ảnh hưởng không tốt từ bên ngoài mà bạn không muốn chúng xâm nhập vào bên trong căn phòng của bạn khi có những lưu thông qua những chiếc cửa cuốn này.

Không giống như các loại cửa cuốn tốc độ cao truyền thống, các loại cửa cuốn đóng mở nhanh do Cưả việt nam liên kết với công ty Maviflex ( Pháp ) sản xuất có thể  chịu được tác động xe nâng di chuyển trong nhà máy, xe tải lấy hàng tại kho. Đây là một lợi thế rất lớn trong một không gian nhà xưởng, nơi cửa hay bị hư hỏng do sự va đập của xe nâng, xe tải chở hàng, di chuyển đồ vật , … Sử dụng cửa cuốn tốc độ cao có thể  tiết kiệm chi phí nhiều  và thời gian chết cho việc sửa chữa bảo trì cửa cũng như việc tiêu hao nhiên liệu

Có thể  côi  như là một hệ thống cửa cuốn với tốc độ đóng mở nhanh nhất để có thể tiết kiệm  tốt nhất những thất thoát từ bên trong cũng như những ảnh hưởng từ bên ngoài quý khách có thể thông qua chiếc cửa cuốn tốc độ cao. Các  loại cửa cuốn nhanh này thường được lắp đặt  tại những điểm  như cửa ra vào tại những nhà kho, nhà xưởng, nhà máy sản xuất…. Để mang đến những hiệu quả nhất định với những cửa cuốn tốc độ cao quý khách  thường mang trên mình những đặc tính như có thể làm kín, ngăn hơi lạnh, ngăn những làn gió mạnh từ bên ngoài, ngăn những vật lạ hay côn trùng có thề vào được bên trong, ngăn bụi bẩn… và còn rất nhiều tiện ích  khác mà bộ cửa cuốn nhanh có thể mang lại quý khách cũng như doanh nghiệp của bạn.

Chính vì thề mà khi quý khách  đang có nhu cầu bảo đảm môi trường bên trong căn phòng của quý khách  không bị ảnh hưởng từ  mỗi trường bên ngoài thì việc tuyển chọn  những bộ cửa cuốn tốc độ cao sẽ là tuyển chọn số 1  cho bạn.Cửa cuốn tốc độ cao với khả năng  làm việc cao, linh hoạt, tốc độ đóng mở cửa là 1-2 m trong thời gian 1 giây. Chu kỳ thời gian của cửa cuốn đóng mở nhanh giúp tiết kiệm năng lượng nhiều nhất  bằng cách giảm thiểu số lượng trao đổi không khí môi khi ta đóng hoặc mở cửa ra vào

Thông số kỹ thuật cửa cuốn tốc độ cao


  • Thiết kế theo yêu cầu: 2000mm đến 6000mm
  • Tốc độ đóng mở cửa tối đa: 0,8m/s đến 1,5m/s
  • Màn cửa làm bằng vải sợi tổng hợp chịu lực Polyester hai mặt phủ lớp nhựa PVC.
  • Khung cửa làm bằng sắt sơn tĩnh điện.
  •  Màu: Trắng, xanh lá (green), xanh đậm (blue), đỏ, vàng và bạc.
  •  Môi trường sử dụng: -35ºС đến +50ºС
  •  Cửa vận hành bằng môtơ điện và hệ thống điểu khiển hoàn toàn tự động
  •  Motor: 380V/50Hz/3 phase
  •  Điều khiển đóng/mở bằng: rada , vòng cảm ứng , remote …

Công dụng của những loại cửa cuốn tốc độ cao – cửa cuốn nhanh:

Không phải ai cũng biết những tiện ích thiết thực nhất khi sử dụng những bộ cửa cuốn nhanh , cửa cuốn nhanh hay cửa cuốn tốc độ cao đúng với cái tên của nó khi sử dụng bộ  cửa cuốn này với tốc độ đóng mở nhanh của mình có thể bớt điêu nhiều những ảnh hưởng từ bên ngoài, một không khí ẩm ướt hay đầy khói bụi sẽ không tốt tý  nào cho những hàng hóa cũng như sản phẩm của quý khách  đang được cất dữ  tại các nhà kho,nhà xưởng của doanh nghiệp ,  hay không khí lạnh phải luôn được duy trì trong kho , nhà máy của quý khách  nhưng rất khó để làm chúng không hao mòn  đi khi có người ra vào. Nhưng với bộ cửa cuốn nhanh thì mọi việc  sẽ rất dễ dàng cho quý khách  cũng như doanh nghiệp của mình

Cũng vì  nhu cầu sử dụng  hiện nay rất cần những nơi đạt tiêu chuẩn về môi trường cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm bên trong căn phòng đó để tránh những không khí ôi nhiễm từ bên ngoài thì những bộ cửa cuốn tốc độ cao ra đời với những tiện ích như sau :

Với tốc độ đóng mở nhanh có thể hơn hẳn những bộ  cửa cuốn bình thường gấp 10 lần khiến cho những tạp chất  hay bất cứ  ảnh hưởng  nào từ bên ngoài,  không bao giò có cơ hội để có thể tiếp cận không gian bên trong được đảm bảo vệ sinh cho căn phòng hoặc nhà xưởng quý khách .

Đối với nhưng chỗ có nhiệt độ ẩm  đòi hỏi cần phải được bảo quản thì những bộ cửa cuốn tốc độ cao cũng sẽ là lựa chọn tốt nhất cho căn phòng của bạn .

Cửa cuốn tốc độ cao được trang bị những thiết bị nhân diện cảm ứng tốt nhất hiện nay, những bộ cửa cuốn tốc độ cao – cửa cuốn nhanh này rất thuận tiện trong việc đóng mở nhờ những chiếc sensor cảm biên chất lượng,tránh làm mất thơi gian cho việc đóng hoặc mở cửa .

Những bộ  cửa cuốn tốc độ cào này cũng có thể lắp đặt được ở những điểm  hoặc những nới có kích thước lớn, rất thích  hợp cho những nhà máy khí nghiệp và nhà kho lớn

Ngoài những tiện ích trên thì những bộ  cửa cuốn tốc độ cao còn có rất nhiều những công năng  ấn tượng khác để có phục vụ những cầu của quý khách được tốt hơn .


CỬA CUỐN TỐC DỘ CAO / CỬA ĐÓNG MỞ TỐC ĐỘ CAO 

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Khối ngoại thắng thế trong ngành vật liệu xây dựng , tại sao ?

 Thị trường vật liệu xây dựng trong nước đang phục hồi mạnh sau khi bất động sản phá băng. Nhưng trong khi doanh nghiệp nội còn loay hoay xoay xở thì khối ngoại, bằng nhiều cách (kể cả M&A), đã chớp ngay cơ hội giành lấy thị trường béo bở này. Âu cũng là cái phận “chiếu dưới” của doanh nghiệp nội !
vat-lieu-xay-dung-thep

Ngành vật liệu xây dựng lại có dịp “nóng” lên khi Triển lãm Quốc tế VietBuild Hà Nội sẽ diễn ra từ 11/11 đến 15/11/2015. Sự kiện này thu hút tham gia gần 1.260 gian hàng sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến của hơn 400 đơn vị.

Trong đó, bao gồm 278 doanh nghiệp trong nước, 87 doanh nghiệp liên doanh và 35 doanh nghiệp, các tập đoàn nước ngoài đến từ 15 quốc gia gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Australia, Tây Ban Nha, Singapore, Thái Lan, Thụy Điển, Pháp, Đài Loan, Việt Nam…

Chiếm thị phần chi phối

Theo Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng), sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng vật liệu xây dựng từ đầu năm 2015 tới nay đã tăng hơn 20%, riêng mặt hàng xi măng tăng chừng 10%.

Nhận định chung cho thấy thị trường vật liệu xây dựng trong nước đang bước vào mùa cao điểm trong những tháng cuối năm với dấu hiệu tăng trưởng tốt, nhất là khi thị trường bất động sản đang có đà khởi sắc.

Điều đáng quan tâm là ngành vật liệu xây dựng đang có sự áp đảo, chi phối từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI).

Riêng trong lĩnh vực sản xuất xi măng, mới đây nhất, giữa đầu tháng 11/2015, hai công ty thuộc khối FDI là Holcim Việt Nam và Lafarge Việt Nam đã tiến đến quá trình mua bán sáp nhập (M&A), thông qua việc hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng vốn.

Theo đó, Lafarge Việt Nam trở thành công ty con thuộc quyền sở hữu của Holcim Việt Nam. Sau khi sáp nhập, Holcim Việt Nam có trên 1.300 nhân viên, 5 nhà máy và trạm nghiền xi măng cùng các trạm trộn bê tông hiện đại. Sản phẩm của Holcim Việt Nam sau sáp nhập chiếm gần 40% thị phần trên thị trường Việt Nam.

Còn trước đó hơn nửa năm là thông tin công ty sản xuất xi măng có vốn nhà nước của Indonesia là Semen Indonesia (SMGR) đàm phán để mua thêm một nhà máy xi măng tại Việt Nam sau khi đã bỏ ra 157 triệu USD để mua 70% nhà máy xi măng Thăng Long cách đây 3 năm.

Quan sát các động thái trên, giới phân tích đã bình luận rằng việc M&A đang là xu thế của khối ngoại, nhất là trong ngành vật liệu xây dựng nhằm mục tiêu chiếm thị phần chi phối trong tương lai.

Riêng vấn đề doanh nghiệp FDI nắm cổ phần chi phối các doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, giới chuyên gia cho rằng đó cũng là cách để vực dậy một số doanh nghiệp trên bờ vực phá sản. Ngoài ra, nó sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính, trút bỏ gánh nặng nợ nần, cải tiến công nghệ, quản lý để thoát khỏi khó khăn.

Trên thực tế, xu hướng M&A này đã diễn ra rầm rộ ở Việt Nam từ cách đây 3 – 4 năm trước, với các doanh nghiệp xi măng, gạch, thép, thủy tinh, gốm sứ…và được nhìn nhận là một lối thoát hợp lý trong bối cảnh khó khăn, một hiện tượng bình thường của nền kinh tế năng động, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới.

Một trong những doanh nghiệp đã thành công theo xu hướng này là tập đoàn Prime Group. Kể từ khi tập đoàn SGG (Thái Lan) mua lại 85% cổ phần trong Prime Group, cơ cấu lại tổ chức và đào tạo lại nguồn lao động chất lượng thì mức tiêu thụ các loại gạch của Prime khả quan hơn, sản phẩm gạch Prime được ưa chuộng, thay thế những dòng gạch ốp giá rẻ nhập từ Trung Quốc.

Sống chung cùng khối ngoại?

Trái lại, một số doanh nghiệp FDI không chọn cách thức M&A mà tìm cách đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tầm cỡ tại Việt Nam và tìm cách mở rộng mạng lưới phân phối trên khắp toàn quốc. Đó là trường hợp một loạt nhà máy thép có công suất lớn của khối ngoại đã được cấp phép xây dựng trong thời gian qua.

Có thể nêu những tên tuổi lớn ở nước ngoài thời gian gần đây đã đặt nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam như Knauf, Prime, POSCO Specialty Steel, Formosa…

Đơn cử như trường hợp công ty Knauf Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất tấm thạch cao hàng đầu thế giới đến từ Đức, vừa qua đã bỏ vốn đầu tư một nhà máy mới tại Hải Phòng với công suất đạt 20 triệu mét vuông tấm thạch cao một năm.

Mới đây, doanh nghiệp này đã quyết định củng cố và mở rộng mạng lưới phân phối khắp cả nước. Lãnh đạo của Knauf cho biết việc này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của họ tăng mức độ nhận biết thương hiệu cũng như đẩy mạnh việc cung cấp các dòng sản phẩm và hệ kết cấu đa dạng ra thị trường Việt Nam.

Theo nhận định chung của giới chuyên gia vật liệu xây dựng, nếu được đầu tư sản xuất tại Việt Nam, các sản phẩm sắt thép, vật liệu xây dựng cũng có cơ hội xuất khẩu sang các nước thành viên TPP và các nước mà Việt Nam đã tham gia ký kết hiệp định AFTA.

Trước sự tấn công ào ạt của khối ngoại trong ngành vật liệu xây dựng như hiện nay thì phải thừa nhận khối ngoại đang hoàn toàn nằm ở thế chiếu trên so với doanh nghiệp nội.

Điều đó cũng phản ánh rõ ngay trên thị trường vật liệu xây dựng hiện nay với sự lấn át của sản phẩm ngoại với chất lượng vượt trội do được ứng dụng công nghệ tiên tiến, hoặc giá bán rất rẻ so với sản phẩm của doanh nghiệp nội.

Nhưng trước tiên, cần phải tự trách các doanh nghiệp nội chưa tự tìm đường bứt phá và thiếu những chính sách hỗ trợ cần thiết từ phía Nhà nước. Muốn đủ sức cạnh tranh với khối ngoại, vấn đề đặt ra bây giờ là các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nước nên tự tìm cho mình một hướng đi mới trong chiến lược sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, phát triển thị trường.

Thậm chí cũng có thể chấp nhận “kết duyên”, sống chung với khối ngoại thông qua việc bán bớt cổ phần hoặc liên doanh, liên kết nhằm có thời gian nâng cao nội lực để vượt qua giai đoạn “chiếu dưới” như bây giờ.


-- Theo stockbiz.vn --

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Sau 10 năm chiến lược phát triển cơ khí Việt Nam

Có chính sách, có con người, nhưng sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam (2001-2010), nhiều chỉ tiêu đề ra đều không đạt hoặc thấp hơn nhiều so với kế hoạch.




Theo các ý kiến của doanh nghiệp tham gia tại Hội thảo "Chiến lược phát triển ngành cơ khí" do Bộ Công Thương tổ chức sáng 10/11, nếu việc đầu tư tiếp tục dàn trải, thì mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 sẽ khó thành hiện thực.

Chú trọng mỗi lắp ráp

Đưa ra ý kiến với lãnh đạo Bộ Công Thương, ông Nguyễn Tăng Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp Quang Trung cho rằng, trong khi các nguồn lực của nhà nước có hạn thì việc phân bố đầu tư cũng không đồng đều, điều này đã khiến ngành cơ khí đã khó lại càng yếu.

Cụ thể, việc đầu tư cần chú trọng vào 7 khâu như: Thiết kế, Chế tạo khuôn mẫu, tạo phôi, gia công cắt gọt, nhiệt luyện, lắp ráp, thử nghiệm xuất xưởng mới trở thành hàng hóa... thì ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào khâu lắp ráp, do vậy mọi chủ trương đề ra đều không thực hiện được.

Cũng theo ông Cường, ở nước ngoài,  sản phẩm được chuyên môn hóa và giá cả rất cạnh tranh, ​nhưng ở Việt Nam, thì doanh nghiệp phải đầu tư khép kín cả 7 khâu.

"Một ngành mũi nhọn mà không được đầu tư thích đáng thì không thể tạo ra tiềm lực cho quốc gia được, do vậy ngoài thị trường thì nhà nước cần có cơ chế hấp dẫn để doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư," ông Cường nói.

Đồng quan điểm trên, nhưng theo đại diện Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp, nhiều chính sách đưa ra cho ngành cơ khí vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống hoặc.

Đơn cử chính sách vay vốn, dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp khi có dự án tốt được vay vốn ưu đãi nhưng khâu tiếp cận lại rất khó khăn vì phải đáp ứng rất nhiều hồ sơ, thủ tục.

Cơ chế phải đảm bảo tính khả thi

Nhìn vào các chỉ tiêu chính về sản xuất, kinh doanh của ngành cơ khí trong giai đoạn 2003-2013 có thể thấy, tuy giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trước nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước của ngành cơ khí năm 2012 mới đạt 32,58% (thấp hơn mục tiêu của Chiến lược là đáp ứng 40-50% nhu cầu trong nước vào năm 2010).

Không những thế, tỷ lệ nhập khẩu liên tục tăng cao, nhất là máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất, đơn cử năm 2006 giá trị nhập khẩu cơ khí là 8,7 tỷ USD, năm 2012, giá trị nhập khẩu cơ khí là 22,460 tỷ USD. Đến năm 2013, giá trị nhập khẩu ngành cơ khí ước đạt 24,8 tỷ USD, nhập siêu ngành cơ khí tương đối lớn hơn 10 tỷ USD.

Điều đó cho thấy mục tiêu phát triển ngành cơ khí còn nhiều bất cập. Phần lớn các lĩnh vực chưa đạt chỉ tiêu đề ra, trong đó đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí và phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm.

Theo ông Ngô Quang Quý, Phó Tổng Giám đốc Công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) cho rằng, do nhiều vật liệu đầu vào còn phụ thuộc nhập khẩu nên đã đẩy giá thành lên cao.

Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia cho sản xuất vật liệu mới còn thiếu và yếu, nhiều cán bộ chuyên môn cao và nguồn chất xám của Việt Nam đang nhảy ra nước ngoài làm việc, khiến ngành cơ khí ngày càng thiếu hụt ng​hiêm trọng.

Trước những ý kiến nêu ra, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng ​nhấn mạnh, do xuất phát điểm của ngành cơ khí còn thấp, hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số nên không chỉ thiếu cả vốn mà thiếu cả con người.

Từ bài học ngành công nghiệp ô tô, theo Thứ trưởng, để phát triển ngành công nghiệp cơ khí cũng cần phải có một chính sách hỗ trợ chung cho các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, trước mắt nhà nước c​ó thể ​đẩy mạnh những chính sách chung như tạo dung lượng thị trường để doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

"Trong Chiến lược mới  cho ngành cơ khí, nhà nước sẽ có định hướng và đi vào cuộc sống, không vẽ ra để làm không được mà cần cùng nhau làm," Thứ trưởng chốt ý kiến.


-- Theo Stock --

Nhiều ngành công nghiệp tăng trưởng cao trong 8 tháng đầu năm 2015 !

Theo báo cáo kinh tế 8 tháng của Bộ Công Thương vừa mới công bố, nhiều ngành công nghiệp có mức độ tăng trưởng tốt.
khu-cong-nghiep-viet-nam-tang-truong-manh
Cụ thể, một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất 8 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất xe có động cơ tăng 30,1%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 40,2%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 20,6%; dệt tăng 19,2%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 12,1%.

Theo đó, nhiều sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành:Ô tô tăng 59,2%; điện thoại di động tăng 58,1%; ti vi tăng 39,4%; giày, dép da tăng 24,7%; thép cán tăng 19,7%;

Năng lượng: Về ngành điện, 8 tháng đầu năm 2015, điện thương phẩm ước đạt 93,9 tỷ kWh, tăng 11,7% so cùng kỳ năm 2014

Ngành dầu khí, tính chung 8 tháng ước đạt 12,3 triệu tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ; lượng khí khai thác cũng đạt 7,1 tỷ m3.

Về chế biến dầu khí, sản lượng xăng dầu các loại tháng 8 ước đạt 586,4 nghìn tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2014, tính chung 8 tháng ước đạt 4,6 triệu tấn, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2014.

Ngành cơ khí, điện, điện tử: Tháng 8 năm 2015, sản lượng xe máy ước đạt 251,7 nghìn cái, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2014; sản lượng ôtô ước đạt 18 nghìn cái, tăng 61,3% so với cùng kỳ năm 2014.

Tính chung 8 tháng đầu năm, sản lượng xe máy ước đạt 1.859,9 nghìn cái, giảm 11,1% so với cùng kỳ; sản lượng ô tô ước đạt 125,2 nghìn cái, tăng 59,2% so với cùng kỳ năm 2014.

Ngành Dệt may: Tính chung 8 tháng đầu năm 2015, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 197,5 triệu m2, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2014; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 443,7 triệu m2, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2014; quần áo mặc thường ước đạt 2.056 triệu cái, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2014.

Về xuất khẩu ngành dệt may tháng 8 ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 8 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Việc Trung Quốc điều chỉnh giảm giá đồng Nhân dân tệ, trước mắt chưa tác động đến các doanh nghiệp của ngành. Tuy nhiên, về lâu dài, khi hàng hóa của Trung Quốc ngày càng rẻ sẽ gây áp lực cạnh tranh lớn lên hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng xuất vào Trung Quốc, cũng như nhiều thị trường truyền thống khác của Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành cần chủ động, bám sát diễn biến thị trường, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh linh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất.

Ngành Da Giầy: Tính chung 8 tháng năm 2015, sản lượng giầy dép da ước đạt 216 triệu đôi, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại 8 tháng đầu năm ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Trước diễn biến phức tạp của việc điều chỉnh giảm giá của đồng Nhân dân tệ, tương tự như ngành dệt may, các doanh nghiệp trong ngành cũng cần phải bám sát diễn biến thị trường để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngành Sữa: Tính chung 8 tháng, sản lượng sữa bột đạt 58,7 nghìn tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2014 trong đó sữa tươi ước đạt 701,5 triệu lít, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Về kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa 8 tháng đầu năm giảm 17,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Ngành Thép: Tính chung 8 tháng đầu năm 2015, lượng sắt thép thô đạt 2.434 nghìn tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2014; thép cán đạt 2.733,4 nghìn tấn, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2014; thép thanh, thép góc đạt 2.536,4 nghìn tấn, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2014.

Nhập khẩu thép các loại tăng 43,5% về lượng và 10,8% về trị giá; nhập khẩu sản phẩm từ thép tăng 41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

--Theo stockbiz--

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Việt Nam sẽ vào nhóm "nền kinh tế VIP", vượt tăng trưởng của Trung Quốc

" Ngân hàng ANZ dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng tới 7% hoặc thậm chí cao hơn vào năm 2017, vượt tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Việt Nam, Ấn Độ và Philipin sẽ ít chịu ảnh hưởng tiêu cực từ kinh tế thế giới "
Tại buổi họp báo công bố báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam chiều ngày 4/11, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của ANZ, ông Glenn B. Maguire, đánh giá Việt Nam hiện là 1 trong số 3 nền kinh tế sáng sủa hiếm hoi của Châu Á trong điều kiện khu vực này đang rơi vào tình trạng suy thoái thương mại.

“Xét nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại, Mỹ cũng tăng trưởng chậm hơn so với mong đợi. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là 1 trong 3 quốc gia Châu Á hứa hẹn về tăng trưởng”, ông Glenn B. Maguire, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Ngân hàng ANZ, cho biết trong buổi họp báo Cập nhật thông tin kinh tế Việt Nam 2015 diễn ra chiều 4/11.

 Xét về tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay, ông Glenn cho biết cán cân rủi ro không cân bằng, trong đó kinh tế Trung Quốc giảm tốc nhưng kinh tế Mỹ và một số khu vực khác phục hồi, giá giá dầu và hàng hóa tiếp tục giảm.

“Khi tổng hợp tất cả các phân tích này lại với nhau, cả tác động tích cực và tiêu cực, chúng tôi đi đến 1 kết luận rằng, trong năm 2016-2017, nhìn chung toàn bộ khu vực Châu Á sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực,” vị chuyên gia của ANZ nói.

Tuy nhiên, ông cho rằng có 3 quốc gia trong khu vực Châu Á sẽ ít bị ảnh hưởng tiêu cực hơn bởi xu hướng trái chiều nhau và bức tranh rất không đồng đều của thế giới.

“Ba nền kinh tế này là Việt Nam, Ấn Độ và Philipin, mà chúng tôi gọi tắt là nhóm VIP”.

Đánh giá về bức tranh toàn cảnh của Châu Á, ông Glenn cho rằng Châu Á đang rơi vào suy thoái thương mại, vì hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đều ghi nhận tăng trưởng về hoạt động xuất nhập khẩu sụt giảm rất mạnh.

“Việt Nam phải tự hào về thành tích của mình khi so với các nền kinh tế Châu Á khác, vì cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trưởng đáng khích lệ,” ông đánh giá.

Không những thương mại tăng trưởng, giá trị đồng VND cũng ổn định trong suốt thời gian qua, trái ngược với sự sụt giảm mạnh của đồng tiền các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Indonesia khi các quốc gia này chịu tác động nặng nề bởi sự suy thoái thương mại.

Các quốc gia này sản xuất hàng hóa và không đa dạng về mặt hàng xuất khẩu, ví như Malaysia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu khí hóa lỏng, Indonesia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu cọ và dầu thô, nên khi bị kéo xuống bởi sự giảm tốc của Trung Quốc, các nền kinh tế này bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề.


Việt Nam là nước Châu Á duy nhất không bị ảnh hưởng nặng như vậy. Điều này được giải thích bởi việc Việt Nam đã đa đang dạng hóa hàng xuất khẩu của mình, từ các mặt hàng truyền thống trước dây như dầu thô, dệt may, thủy hải sản thì giờ đây đã có các mặt hàng công nghệ có giá trị gia tăng cao hơn như điện thoại, máy tính. Các mặt hàng công nghệ đã chiếm từ 25-50%, so với con số trước đây là chỉ 5-8%.

Ông Glenn cho rằng chính tốc độ đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu đã đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố sức bật, sức bền của kinh tế Việt Nam, giúp chống chọi lại cú sốc từ sự suy thoái thương mại trong khu vực hiện nay.

Và bí quyết của Việt Nam trong việc da dạng hóa mặt hàng xuất khẩu là sự tham gia của khối FDI. Các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào khu vực chế biến chế tạo, tăng mạnh đầu tư trong giai đoạn 2010-2015, cho phép Việt Nam dịch chuyển lên nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, đóng góp không chỉ ở khu vực FDI, mà còn cả khu vực kinh tế trong nước. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng và doanh số bán ô tô tăng cao thời gian qua đang cho thấy xu hướng hoạt động cải thiện rất tốt của các doanh nghiệp trong nước.

Ông Glenn cho biết: “ANZ hoàn toàn tự tin vào triển vọng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy chúng tôi điều chỉnh dự báo tăng trưởng cao hơn”.

Theo đó, ANZ dự báo kinh tế Việt Nam trong năm 2015 sẽ đạt mức tăng trưởng 6,8%, năm 2016 đạt 6,9% và có thể cao hơn, còn năm 2017 là 7% và thậm chí cao hơn.

 “Nghĩa là dự báo của chúng tôi có 2 xu hướng rõ rệt. Xu hướng thứ nhất là nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục hồi phục vững mạnh. Xu hướng thứ hai là Việt Nam tiếp tục hoạt động tốt hơn, có kết quả sáng sủa hơn so với các nền kinh tế khác ở Châu Á. Và xu hướng này sẽ tiếp tục cho đến năm 2017, và như vậy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể cao hơn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc 1% trong năm 2017”, ông tổng kết.

Theo : stockbiz.vn

Trong 10 tháng hơn 7.500 doanh nghiệp phá sản

" Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 10 tháng là 7.641 doanh nghiệp, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng."

Đây là số liệu từ Tổng cục Thống kê.

Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động có 2.779 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 36,4%); 2.088 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 27,3%); 1.650 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 21,6%) và 1124 công ty cổ phần (chiếm 14,7%).

Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong tháng 10 là 13.818 doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động, tăng 46,4% bao gồm:1.520 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký; 12.298 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký; có 679 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động, tăng 1%.

Tính chung 10 tháng là 60.164 doanh nghiệp, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 13.625 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 46.539 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

Trong tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, có 21.633 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 35,9%); 19.208 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 31,9%); 11.514 công ty cổ phần (chiếm 19,3%) và 7.807 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 12,9%) và 2 công ty hợp danh.

Tính chung 10 tháng, cả nước có 77.542 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 486,1 nghìn tỷ đồng, tăng 29,2% về số doanh nghiệp và tăng 37,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2014.

Như vậy, tổng số vốn bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 10 tháng năm 2015 là 1.223,9 nghìn tỷ đồng. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng là 1.157,1 nghìn người, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong tháng 10, cả nước có 9.195 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 65,2 nghìn tỷ đồng, tăng 30,6% về số doanh nghiệp và tăng 46,4% về số vốn đăng ký so với tháng trước.

So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 34,6%; số vốn đăng ký tăng 102,8%. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 7,1 tỷ đồng, tăng 12,1% so với mức bình quân tháng trước. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng là 157,9 nghìn người, tăng 25,4% so với tháng trước.


Trong tháng, cả nước có 3.350 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 121,1% so với tháng trước.

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Đầu tư Nhật Bản thêm 1,48 tỷ USD vào Việt Nam 10 tháng đầu năm

Trong 10 tháng đầu năm, tổng số vốn Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đã tăng lên tới 1,48 tỷ USD. Mức vốn này tăng 40,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thông tin trên báo Một thế giới, chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã thu hút được 137 lượt dự án tăng vốn và 258 dự án mới từ các nhà đầu tư Nhật Bản. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm lên tới 1,48 tỷ USD.

Cũng theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch đầu tư), các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm nhiều nhất tới lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.  Lĩnh vực này được đầu tư 91 dự án mới, 104 lượt tăng vốn. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 758,6 triệu USD, chiếm 51% trong tổng số vốn đầu tư. 

Xếp thứ 2 là lĩnh vực xây dựng. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 354,4 triệu USD, khoảng 24% tổng vốn đầu tư.
Riêng về các dự án FDI của Nhật Bản, chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Tổng cộng có 213 dự án mới, 128 lượt tăng vốn. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 1,05 tỷ USD, chiếm 71% tổng vốn đầu tư.Sau xây dựng, xếp thứ 3 là hoạt động kinh doanh bất động sản. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 146,8 triệu USD, chiếm 10% tổng số vốn. Số vốn còn lại được đầu tư vào các ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác.
Các dự án còn lại được phân bổ theo nhiều hình thức khác nhau như hợp đồng BOT, BT, BTO, liên doanh và hợp tác kinh doanh.
Vị trí đầu tư được Nhật Bản phân bổ vào 32/63 tỉnh, thành phố Việt Nam. Điển hình là tỉnh Quảng Ninh, chỉ với một dự án xây dựng cầu Bạch Đằng đã thu hút khá nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản. Dự án đường dẫn và nút giao cuối tuyến thì được cấp vốn theo hình thức BOT. Tổng số vốn đầu tư lên đến 343,6 triệu USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư.
Đứng thứ 2 phải kể đến tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, có 4 dự án cấp mới với tổng số vốn lên tới 169,5 triệu USD, tương đương 11% tổng vốn đầu tư.
Và xếp thứ 3 là TP.HCM với 75 dự án mới, 23 lượt tăng vốn. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 138,4 triệu USD, chiếm 9% tổng vốn đầu tư .

-- Theo Tinmoi.vn --

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Việt Nam : Cơ hội cho doanh nghiệp trước ngưỡng cửa TPP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện đang là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất đối với Việt Nam. Các nước thành viên trong đó có Việt Nam và một số quốc gia là thị trường xuất khẩu thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada… đang quyết tâm sẽ hoàn tất hiệp định trong năm 2015.

Tháng 10/2014, VCCI tổ chức thành công chương trình học tập khảo sát thị trường Mỹ về các vấn đề liên quan đến TPP và ảnh hưởng của TPP đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình thu hút sự tham dự đông đảo của các doanh nghiệp và được đánh giá cao về chất lượng nội dung cũng như khâu tổ chức.

Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kỹ năng xúc tiến mở rộng thị trường giai đoạn 2014-2018”, từ ngày 10 – 20/ 04/2015, VCCI tiếp tục tổ chức chương trình học tập khảo sát “Thị trường Mỹ - Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP”. Chương trình kỳ vọng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh để chuẩn bị sẵn sàng khi Hiệp định TPP được phê chuẩn và có hiệu lực.