Sản Phẩm

Cửa cuốn nhanh | Cửa kho lạnh | Cửa Overhead | Dock leveler | Đo diệt côn trùng | Quạt chắn gió

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Khối ngoại thắng thế trong ngành vật liệu xây dựng , tại sao ?

 Thị trường vật liệu xây dựng trong nước đang phục hồi mạnh sau khi bất động sản phá băng. Nhưng trong khi doanh nghiệp nội còn loay hoay xoay xở thì khối ngoại, bằng nhiều cách (kể cả M&A), đã chớp ngay cơ hội giành lấy thị trường béo bở này. Âu cũng là cái phận “chiếu dưới” của doanh nghiệp nội !
vat-lieu-xay-dung-thep

Ngành vật liệu xây dựng lại có dịp “nóng” lên khi Triển lãm Quốc tế VietBuild Hà Nội sẽ diễn ra từ 11/11 đến 15/11/2015. Sự kiện này thu hút tham gia gần 1.260 gian hàng sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến của hơn 400 đơn vị.

Trong đó, bao gồm 278 doanh nghiệp trong nước, 87 doanh nghiệp liên doanh và 35 doanh nghiệp, các tập đoàn nước ngoài đến từ 15 quốc gia gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Australia, Tây Ban Nha, Singapore, Thái Lan, Thụy Điển, Pháp, Đài Loan, Việt Nam…

Chiếm thị phần chi phối

Theo Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng), sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng vật liệu xây dựng từ đầu năm 2015 tới nay đã tăng hơn 20%, riêng mặt hàng xi măng tăng chừng 10%.

Nhận định chung cho thấy thị trường vật liệu xây dựng trong nước đang bước vào mùa cao điểm trong những tháng cuối năm với dấu hiệu tăng trưởng tốt, nhất là khi thị trường bất động sản đang có đà khởi sắc.

Điều đáng quan tâm là ngành vật liệu xây dựng đang có sự áp đảo, chi phối từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI).

Riêng trong lĩnh vực sản xuất xi măng, mới đây nhất, giữa đầu tháng 11/2015, hai công ty thuộc khối FDI là Holcim Việt Nam và Lafarge Việt Nam đã tiến đến quá trình mua bán sáp nhập (M&A), thông qua việc hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng vốn.

Theo đó, Lafarge Việt Nam trở thành công ty con thuộc quyền sở hữu của Holcim Việt Nam. Sau khi sáp nhập, Holcim Việt Nam có trên 1.300 nhân viên, 5 nhà máy và trạm nghiền xi măng cùng các trạm trộn bê tông hiện đại. Sản phẩm của Holcim Việt Nam sau sáp nhập chiếm gần 40% thị phần trên thị trường Việt Nam.

Còn trước đó hơn nửa năm là thông tin công ty sản xuất xi măng có vốn nhà nước của Indonesia là Semen Indonesia (SMGR) đàm phán để mua thêm một nhà máy xi măng tại Việt Nam sau khi đã bỏ ra 157 triệu USD để mua 70% nhà máy xi măng Thăng Long cách đây 3 năm.

Quan sát các động thái trên, giới phân tích đã bình luận rằng việc M&A đang là xu thế của khối ngoại, nhất là trong ngành vật liệu xây dựng nhằm mục tiêu chiếm thị phần chi phối trong tương lai.

Riêng vấn đề doanh nghiệp FDI nắm cổ phần chi phối các doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, giới chuyên gia cho rằng đó cũng là cách để vực dậy một số doanh nghiệp trên bờ vực phá sản. Ngoài ra, nó sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính, trút bỏ gánh nặng nợ nần, cải tiến công nghệ, quản lý để thoát khỏi khó khăn.

Trên thực tế, xu hướng M&A này đã diễn ra rầm rộ ở Việt Nam từ cách đây 3 – 4 năm trước, với các doanh nghiệp xi măng, gạch, thép, thủy tinh, gốm sứ…và được nhìn nhận là một lối thoát hợp lý trong bối cảnh khó khăn, một hiện tượng bình thường của nền kinh tế năng động, không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới.

Một trong những doanh nghiệp đã thành công theo xu hướng này là tập đoàn Prime Group. Kể từ khi tập đoàn SGG (Thái Lan) mua lại 85% cổ phần trong Prime Group, cơ cấu lại tổ chức và đào tạo lại nguồn lao động chất lượng thì mức tiêu thụ các loại gạch của Prime khả quan hơn, sản phẩm gạch Prime được ưa chuộng, thay thế những dòng gạch ốp giá rẻ nhập từ Trung Quốc.

Sống chung cùng khối ngoại?

Trái lại, một số doanh nghiệp FDI không chọn cách thức M&A mà tìm cách đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tầm cỡ tại Việt Nam và tìm cách mở rộng mạng lưới phân phối trên khắp toàn quốc. Đó là trường hợp một loạt nhà máy thép có công suất lớn của khối ngoại đã được cấp phép xây dựng trong thời gian qua.

Có thể nêu những tên tuổi lớn ở nước ngoài thời gian gần đây đã đặt nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại Việt Nam như Knauf, Prime, POSCO Specialty Steel, Formosa…

Đơn cử như trường hợp công ty Knauf Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất tấm thạch cao hàng đầu thế giới đến từ Đức, vừa qua đã bỏ vốn đầu tư một nhà máy mới tại Hải Phòng với công suất đạt 20 triệu mét vuông tấm thạch cao một năm.

Mới đây, doanh nghiệp này đã quyết định củng cố và mở rộng mạng lưới phân phối khắp cả nước. Lãnh đạo của Knauf cho biết việc này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của họ tăng mức độ nhận biết thương hiệu cũng như đẩy mạnh việc cung cấp các dòng sản phẩm và hệ kết cấu đa dạng ra thị trường Việt Nam.

Theo nhận định chung của giới chuyên gia vật liệu xây dựng, nếu được đầu tư sản xuất tại Việt Nam, các sản phẩm sắt thép, vật liệu xây dựng cũng có cơ hội xuất khẩu sang các nước thành viên TPP và các nước mà Việt Nam đã tham gia ký kết hiệp định AFTA.

Trước sự tấn công ào ạt của khối ngoại trong ngành vật liệu xây dựng như hiện nay thì phải thừa nhận khối ngoại đang hoàn toàn nằm ở thế chiếu trên so với doanh nghiệp nội.

Điều đó cũng phản ánh rõ ngay trên thị trường vật liệu xây dựng hiện nay với sự lấn át của sản phẩm ngoại với chất lượng vượt trội do được ứng dụng công nghệ tiên tiến, hoặc giá bán rất rẻ so với sản phẩm của doanh nghiệp nội.

Nhưng trước tiên, cần phải tự trách các doanh nghiệp nội chưa tự tìm đường bứt phá và thiếu những chính sách hỗ trợ cần thiết từ phía Nhà nước. Muốn đủ sức cạnh tranh với khối ngoại, vấn đề đặt ra bây giờ là các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nước nên tự tìm cho mình một hướng đi mới trong chiến lược sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, phát triển thị trường.

Thậm chí cũng có thể chấp nhận “kết duyên”, sống chung với khối ngoại thông qua việc bán bớt cổ phần hoặc liên doanh, liên kết nhằm có thời gian nâng cao nội lực để vượt qua giai đoạn “chiếu dưới” như bây giờ.


-- Theo stockbiz.vn --

0 nhận xét:

Đăng nhận xét