CỬA ĐÓNG MỞ NHANH - ROLL UP DOORS

Cửa đóng mở nhanh với hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động , tốc độ đóng mở cực nhanh tùy chỉnh theo nhu cầu người sử dụng ...

CỬA CUỐN CÁCH NHIỆT - SECTIONAL DOORS

Cửa cuốn cách nhiệt được thiết kế bằng các tấm Panel cách nhiệt có thể điều khiển tự động và gắn cửa sổ kính để không hạn chế tầm nhìn ...

CỬA CUỐN NHỰA TRONG SUỐT - CỬA CUỐN NHỰA PVC

Hệ thống cửa đóng mở tự động tốc độ cao nhờ được cấu tạo bằng chất liệu nhựa trong suốt bền chắc ...

CỬA CUỐN TRƯỢT NGANG - CỬA OVERHEAD

Hệ thống cửa cuốn trượt ngang (Overhead door) có khả năng ngăn côn trùng, gió , bụi , mùi hôi và ngăn chặn sự thất thoát hơi lạnh ...

CỬA CUỐN TỐC ĐỘ CAO - HIGH SPEED DOORS

Công nghệ tự động điều khiển đóng mở kết hợp với tốc độ đóng mở cực cao mang đến 1 trải nghiệm mới về cửa cuốn hiện đại ...

Sản Phẩm

Cửa cuốn nhanh | Cửa kho lạnh | Cửa Overhead | Dock leveler | Đo diệt côn trùng | Quạt chắn gió

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Phụ kiện cửa cuốn

phu-kien-cua-cuon
Phụ kiện cửa cuốn 

Bình Lưu Điện Cửa Cuốn :

Bộ lưu điện (UPS ) Cửa cuốn  bao gồm các dòng sản phẩm cung cấp điện năng sử dụng đóng/mở cho Motor (Bộ động cơ điện cửa cuốn) Trong suốt quá trình mất điện.

Mô tơ cửa cuốn : 
Cung cấp các dòng sản phẩm motor cửa cuốn chuyên nghiệp, đa dạng về mẫu mã, giá thành. Chất lượng vượt trội. Thời gian bảo hành dài hạn
Motor cửa cuốn Công Nghệ Đài Loan có khả năng kết nối thiết bị đảo chiều, tự dừng khi gặp vật cản. Kết nối với Bình Lưu Điện lưu trữ điện khi mất điện từ 24h đến 60 giờ .
Remote cửa cuốn : 
Remote dùng để điều khiển hoạt động của cửa cuốn
Chuyên Cung cấp và phân phối các loại Điều Khiển Cửa Cuốn (Remote cửa cuốn) dùng cho CỬA CUỐN, CỬA CỔNG, …v.v
Đặc Biệt Sao chép các loại Điều Khiển dùng cho Cửa Cuốn Bằng máy Chuyên Dụng
Remote sửa dụng CHIP chất lượng cao, Cố định tần số và phát sóng chuẩn ( 310Mhz, 315Mhz,433Mhz, 336Mhz, 365Mhz, 380Mhz, 800Mhz,..v.v)
Tay Điều Khiển sao chép phát xa trên 50 mét
Bảo hành đổi mới trong vòng 4 tháng

Hộp điều khiển cửa cuốn : Bộ điều khiển cửa cuốn gồm: hộp nhận sóng và tay điều khiển (Remote)  giúp vận hành cửa cuốn lên xuống từ xa.

TAG : phụ kiện cửa cuốn, sửa chữa cửa cuốn, phu kien cua cuon, lap rap cua cuon, ban le phu kien cua cuon



CUA CUON NHANH - CỬA CUỐN TỐC ĐỘ CAO - CỬA ĐÓNG MỞ TỰ ĐỘNG

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Lắp đặt cửa cuốn trượt trần gara xe hoi

Quy trình lắp đặt cửa cuốn nhanh B.M.P với mô phỏng 3Dmax


Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Cửa cuốn nhanh - cua cuon toc do cao - cua cuốn tự động

CỬA CUỐN NHANH - CỬA CUỐN TỐC ĐỘ CAO - CỬA CUỐN TỰ ĐỘNG  


Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Công nghiệp ô tô Việt có hưởng lợi khi giảm 0% thuế phụ tùng ?

Bộ Tài chính mới có văn bản lấy ý kiến bộ ngành đề xuất giảm thuế nhập khẩu với linh kiện, phụ tùng ôtô, trong đó nhiều dòng hàng có thể sẽ về 0% từ năm 2016. Với động thái này, liệu có thực sự giúp ngành công nghiệp ô tô nội địa tăng năng lực cạnh tranh ?


Theo đề xuất của Bộ Tài chính, lộ trình thuế nhập khẩu với động cơ diesel, hộp số và nội thất, phụ kiện cho xe tải với Hàn Quốc và Nhật Bản có thể sẽ được đẩy nhanh xuống 0% vào năm 2016 thay vì năm 2018-2019 như kế hoạch ban đầu.

Ngoài ra, 12 dòng động cơ, hộp số dùng cho máy kéo với thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản cũng được đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% vào năm 2016. Đó là chưa kể nhiều bộ phận linh kiện, phụ tùng khác cũng được đề xuất đẩy nhanh giảm thuế cam kết với Nhật, Hàn xuống 5% vào năm 2016 thay vì 12-20% như kế hoạch trước đó.

Giảm thuế để “chờ thời”?

Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc điều chỉnh thuế nhằm tác động tích cực tới việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô. Theo đó, ngành sản xuất lắp ráp được định hướng chuyển sang nhập khẩu linh kiện, phụ tùng từ các đối tác công nghệ cao, tạo động lực đột phá cho ngành sản xuất trong nước.

Hơn nữa, những điều chỉnh giảm thuế phụ tùng ô tô có thể giúp giảm bớt tác động giảm thu ngân sách nhà nước sau năm 2018 do ngân sách được bù đắp từ ngành sản xuất lắp ráp ôtô trong nước phát triển, làm tăng thu nội địa.

Theo giới phân tích, năm 2018 là năm bản lề của công nghiệp ô tô Việt Nam khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN vào Việt Nam được giảm về 0%. Việt Nam chỉ còn 3 năm để chuẩn bị và tăng cường năng lực cạnh tranh của công nghiệp ô tô trong nước.

Nếu không tận dụng được cơ hội, Việt Nam sẽ rơi vào tình cảnh các nhà sản xuất lắp ráp rút khỏi thị trường chuyển sang nhập khẩu và đến khi nhu cầu tiêu dùng ô tô bùng nổ, ô tô sẽ được nhập khẩu về để đáp ứng nhu cầu trong nước, gây ra thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng.

Điểm đáng lưu ý sau động thái đề xuất của Bộ Tài chính là trước đó, vào cuối tháng 10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1829/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Trong Quyết định nêu rõ Việt Nam duy trì hoạt động sản xuất, lắp ráp và tạo ra giá trị trong nước đến sau năm 2018. Đồng thời thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của công nghiệp ô tô; cắt giảm chi phí sản xuất, chi phí hậu cần, và giá bán xe; hội nhập với mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu dựa trên lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

Kế hoạch hành động này cũng quy định về điều chỉnh các loại thuế, phí; điều chỉnh lại giá trị tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu cho hợp lý.

Ngoài ra, trong Quyết định 1829/QĐ-TTg có nhấn mạnh sẽ đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển linh kiện, phụ tùng từ các nhà cung cấp chế xuất để phục vụ thị trường nội địa. Giảm thuế nhập khẩu đối với các phụ tùng, linh kiện ô tô chưa sản xuất được ở trong nước, và định kỳ rà soát, điều chỉnh danh mục phụ tùng, linh kiện ô tô được giảm thuế nhập khẩu.

Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, bổ sung công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô vào danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm khuyến khích phát triển. Bố trí nguồn vốn để cho các doanh nghiệp vay đầu tư trang thiết bị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp ô tô…

Bao giờ tăng nội địa hóa?

Thực tế, ngoài Quyết định 1829/QĐ-TTg, các chính sách của Nhà nước nhằm ưu đãi, tạo mọi điều kiện cho công nghiệp ô tô nội địa phát triển là thừa chứ không thiếu. Thậm chí công nghiệp ô tô nội địa vẫn còn nặng về bảo hộ với hàng rào thuế nhập khẩu ô tô từ 15-50%. Thế nhưng vì sao mãi đến giờ công nghiệp ô tô Việt vẫn lẹt đẹt, thất bại gần như “toàn tập”, ngoại trừ một vài cái tên lẻ tẻ nổi lên trong thời gian qua như Trường Hải.

Đánh giá chung cho thấy những vấn đề tồn tại cơ bản của công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay là: thị trường trong nước vẫn còn nhỏ; giá xe của Việt Nam cao hơn so với giá xe của các nước trong khu vực; áp lực cạnh tranh từ các nước trong khu vực ngày càng lớn khi lộ trình cắt giảm thuế CEPT hoàn tất vào năm 2018 với mức thuế suất về 0% đối với mọi loại xe nhập khẩu từ ASEAN.

Ngoài ra, công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp ô tô vẫn chưa phát triển. Nguồn nhân lực trong công nghiệp ô tô nói riêng và trong lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô.

Đó là chưa kể chính sách phát triển công nghiệp ô tô thời gian qua thiếu đồng bộ và thường mang tính ngắn hạn, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong việc lập kế hoạch sản xuất dài hạn.

Nhìn vào thực trạng này, thiết nghĩ nên đưa ra bài học phát triển công nghiệp ô tô của Thái Lan để ngành công nghiệp ô tô Việt tham khảo. Trong khi Thái Lan có năng lực sản xuất là 2,6 triệu xe, thì con số của Việt Nam chỉ là 130.000 xe. Về ngành công nghiệp hỗ trợ, Thái Lan có 709 công ty hỗ trợ cấp 1 và hơn 1.100 công ty cấp 2, trong khi Việt Nam chỉ có 33 công ty công nghiệp hỗ trợ cấp 1 và 181 công ty cấp 2.

Điểm đáng bàn, một trong những chính sách nổi bật của Thái Lan giai đoạn đầu là quy định tỷ lệ nội địa hóa cho xe được sản xuất trong nước. Tác động tích cực của việc tăng dần tỷ lệ nội địa hóa là việc rút khỏi thị trường của các nhà lắp ráp nhỏ vì không thể đạt được lợi thế nhờ quy mô.

Cho nên, nếu nói việc đề xuất giảm 0% thuế nhập khẩu ở nhiều dòng hàng phụ tùng từ Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ là cơ hội tăng khả năng cạnh tranh của công nghiệp ô tô Việt thì vẫn còn khá mông lung khi khả năng sản xuất ô tô còn yếu mà tỷ lệ nội địa hoá chưa chắc đảm bảo sẽ cao khi phụ tùng ngoại có thêm cơ hội “phủ sóng”.


-- Theo Stockbiz --

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Chính phủ ban hành kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô

Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ôtô và phụ tùng ôtô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Mục tiêu đến năm 2020 duy trì hoạt động sản xuất, lắp ráp và tạo ra giá trị trong nước đến sau 2018; tăng trưởng lành mạnh nhu cầu ôtô trong nước, phù hợp với điều kiện về hạ tầng cơ sở, tránh gây tác động xấu đến môi trường, xã hội; thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của công nghiệp ôtô; cắt giảm chi phí sản xuất, chi phí hậu cần, và giá bán xe; hội nhập với mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu dựa trên lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

Kế hoạch hành động nêu rõ, về điều chỉnh các loại thuế, phí và lệ phí liên quan đến ôtô, từ năm 2015, duy trì ổn định lâu dài các chính sách thuế, phí và lệ phí liên quan đến ôtô (SCT/OT/VAT; phí duy tu, bảo dưỡng đường bộ, phí môi trường…) với lộ trình thuế, phí nội địa ổn định trong vòng 10 năm; điều chỉnh lại giá trị tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu cho hợp lý.

Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển linh kiện, phụ tùng từ các nhà cung cấp chế xuất để phục vụ thị trường nội địa. Giảm thuế nhập khẩu đối với các phụ tùng, linh kiện ôtô chưa sản xuất được ở trong nước, và định kỳ rà soát, điều chỉnh danh mục phụ tùng, linh kiện ôtô được giảm thuế nhập khẩu.

Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, bổ sung công nghiệp ôtô và phụ tùng ôtô vào danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm khuyến khích phát triển; bổ sung một số linh kiện, phụ tùng ôtô vào danh mục các sản phẩm công nghệ cao; bố trí nguồn vốn nhất định từ Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để cho các doanh nghiệp vay đầu tư trang thiết bị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp ôtô với lãi suất, thời hạn vay ưu đãi và nới lỏng điều kiện thế chấp.

Nghiên cứu, đề xuất phát triển các cụm liên kết (cluster) công nghiệp ôtô nhằm tận dụng sự tập trung công nghiệp hiện có của các doanh nghiệp hoạt động trong công nghiệp ôtô, và định hướng rõ ràng cho những dự án, nhà đầu tư mới.

Về phát triển nguồn nhân lực, tiến hành rà soát, khảo sát các cơ sở đào tạo kỹ thuật (đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở đào tạo nghề,…); rà soát, sửa đổi các nội dung giáo trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, có sự tham vấn chặt chẽ với doanh nghiệp; nghiên cứu, đề xuất ưu đãi, chính sách hỗ trợ thúc đẩy công tác đào tạo liên tục và tiếp nhận thực tập sinh tại các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam; thực thi việc cấp giấy chứng nhận tay nghề trong ngành công nghiệp ôtô (đặc biệt trong sản xuất phụ tùng, linh kiện); xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực công nghiệp ôtô với sự hợp tác, hỗ trợ của doanh nghiệp và tổ chức nước ngoài./.

Theo : TTXVN/Vietnam+