CỬA ĐÓNG MỞ NHANH - ROLL UP DOORS

Cửa đóng mở nhanh với hệ thống điều khiển hoàn toàn tự động , tốc độ đóng mở cực nhanh tùy chỉnh theo nhu cầu người sử dụng ...

CỬA CUỐN CÁCH NHIỆT - SECTIONAL DOORS

Cửa cuốn cách nhiệt được thiết kế bằng các tấm Panel cách nhiệt có thể điều khiển tự động và gắn cửa sổ kính để không hạn chế tầm nhìn ...

CỬA CUỐN NHỰA TRONG SUỐT - CỬA CUỐN NHỰA PVC

Hệ thống cửa đóng mở tự động tốc độ cao nhờ được cấu tạo bằng chất liệu nhựa trong suốt bền chắc ...

CỬA CUỐN TRƯỢT NGANG - CỬA OVERHEAD

Hệ thống cửa cuốn trượt ngang (Overhead door) có khả năng ngăn côn trùng, gió , bụi , mùi hôi và ngăn chặn sự thất thoát hơi lạnh ...

CỬA CUỐN TỐC ĐỘ CAO - HIGH SPEED DOORS

Công nghệ tự động điều khiển đóng mở kết hợp với tốc độ đóng mở cực cao mang đến 1 trải nghiệm mới về cửa cuốn hiện đại ...

Sản Phẩm

Cửa cuốn nhanh | Cửa kho lạnh | Cửa Overhead | Dock leveler | Đo diệt côn trùng | Quạt chắn gió

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Đầu tư Nhật Bản thêm 1,48 tỷ USD vào Việt Nam 10 tháng đầu năm

Trong 10 tháng đầu năm, tổng số vốn Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đã tăng lên tới 1,48 tỷ USD. Mức vốn này tăng 40,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thông tin trên báo Một thế giới, chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm 2015, Việt Nam đã thu hút được 137 lượt dự án tăng vốn và 258 dự án mới từ các nhà đầu tư Nhật Bản. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm lên tới 1,48 tỷ USD.

Cũng theo số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch đầu tư), các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm nhiều nhất tới lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.  Lĩnh vực này được đầu tư 91 dự án mới, 104 lượt tăng vốn. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 758,6 triệu USD, chiếm 51% trong tổng số vốn đầu tư. 

Xếp thứ 2 là lĩnh vực xây dựng. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 354,4 triệu USD, khoảng 24% tổng vốn đầu tư.
Riêng về các dự án FDI của Nhật Bản, chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Tổng cộng có 213 dự án mới, 128 lượt tăng vốn. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 1,05 tỷ USD, chiếm 71% tổng vốn đầu tư.Sau xây dựng, xếp thứ 3 là hoạt động kinh doanh bất động sản. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 146,8 triệu USD, chiếm 10% tổng số vốn. Số vốn còn lại được đầu tư vào các ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác.
Các dự án còn lại được phân bổ theo nhiều hình thức khác nhau như hợp đồng BOT, BT, BTO, liên doanh và hợp tác kinh doanh.
Vị trí đầu tư được Nhật Bản phân bổ vào 32/63 tỉnh, thành phố Việt Nam. Điển hình là tỉnh Quảng Ninh, chỉ với một dự án xây dựng cầu Bạch Đằng đã thu hút khá nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản. Dự án đường dẫn và nút giao cuối tuyến thì được cấp vốn theo hình thức BOT. Tổng số vốn đầu tư lên đến 343,6 triệu USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư.
Đứng thứ 2 phải kể đến tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, có 4 dự án cấp mới với tổng số vốn lên tới 169,5 triệu USD, tương đương 11% tổng vốn đầu tư.
Và xếp thứ 3 là TP.HCM với 75 dự án mới, 23 lượt tăng vốn. Tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 138,4 triệu USD, chiếm 9% tổng vốn đầu tư .

-- Theo Tinmoi.vn --

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Việt Nam : Cơ hội cho doanh nghiệp trước ngưỡng cửa TPP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện đang là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất đối với Việt Nam. Các nước thành viên trong đó có Việt Nam và một số quốc gia là thị trường xuất khẩu thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada… đang quyết tâm sẽ hoàn tất hiệp định trong năm 2015.

Tháng 10/2014, VCCI tổ chức thành công chương trình học tập khảo sát thị trường Mỹ về các vấn đề liên quan đến TPP và ảnh hưởng của TPP đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình thu hút sự tham dự đông đảo của các doanh nghiệp và được đánh giá cao về chất lượng nội dung cũng như khâu tổ chức.

Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kỹ năng xúc tiến mở rộng thị trường giai đoạn 2014-2018”, từ ngày 10 – 20/ 04/2015, VCCI tiếp tục tổ chức chương trình học tập khảo sát “Thị trường Mỹ - Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP”. Chương trình kỳ vọng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh để chuẩn bị sẵn sàng khi Hiệp định TPP được phê chuẩn và có hiệu lực. 

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9% trong tháng 8/2015

"Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Tám ước tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014, mức tăng trên có dấu hiệu giảm so với mức tăng 11,3% của tháng Bảy."

Cụ thể trong tháng, ngành sản xuất và phân phối điện có mức tăng cao nhất và đạt 11,1%; kế đến là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,4% và ngành khai khoáng tăng 2,8%.

Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng Tám từ Tổng cục Thống kê  cũng cho thấy, trong tám tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể ngành chế biến, chế tạo tăng 10,4%, đóng góp 7 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành khai khoáng tăng 8%, đóng góp 2,1 điểm phần trăm; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 11,4%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm...

Bên cạnh đó, một số sản phẩm có mức tăng trưởng ấn tượng trong tám tháng của năm, như ôtô tăng 59,2%; điện thoại di động tăng 58,1%; ti vi tăng 39,4%; giày, dép da tăng 24,7%; thép cán tăng 19,7%....

Địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao là Thái Nguyên với mức tăng 193,6%; Quảng Nam tăng 34,8%; Hải Phòng tăng 14,8%; trong khi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có mức tăng khiêm tốn tương ứng 7,4% và 6,8%.

Cũng theo Báo cáo, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Bảy tăng 2,6% so với tháng Sáu và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng, chỉ số tiêu thụ tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2014.

Đáng chú ý chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn cao, tại thời điểm 1/8/2015 tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2015. Như vậy, tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân bảy tháng là 74,6%, trong đó, một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 146,3%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 115,7%; sản xuất chế biến thực phẩm 101,1%./.

Theo : stockbiz

3 tháng đầu năm 2016 kinh tế TP Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trưởng mạnh

Nhận định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình kinh tế, thu chi ngân sách ba tháng đầu năm 2016 trên địa bàn .

Các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trưởng mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu đều tăng cao hơn cùng kỳ, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế chung của Thành phố.

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao trong nhiều lĩnh vực :

Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ba tháng đầu năm 2016, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trên địa bàn thành phố ước đạt gần 221.820 tỷ đồng, tăng 7,1% so cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu trong GRDP, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 57,7%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 27,7%, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 175.123 tỷ đồng, tăng 11,6%.

Ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết nhờ những giải pháp tích cực như gặp gỡ đối thoại, trao đổi các thông tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước về ngành hàng, thị trường xuất khẩu, các thông tin dành cho khách mua hàng và nhà đầu tư nước ngoài, các tin tức hoạt động xúc tiến thương mại... nên đã góp phần thúc đẩy thương mại, dịch vụ phát triển.

Một số lĩnh vực quan trọng khác cũng có tăng trưởng mạnh như kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố trong ba tháng ước đạt 6,7 tỷ USD, tăng 0,1% so cùng kỳ năm trước.

Chỉ số phát triển công nghiệp tăng 5,72% so cùng kỳ; trong đó, một số ngành tăng cao như sản xuất đồ uống tăng 23,19%, giấy và sản phẩm từ giấy tăng 10,2%, sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 18,33%, máy móc thiết bị tăng 12,9%...

Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố, sản xuất công nghiệp tăng cao hơn so cùng kỳ do các giải pháp được triển khai hiệu quả, khó khăn về vốn của doanh nghiệp cơ bản được giải quyết kịp thời, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt vào thời điểm trước Tết Bính Thân. Thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định, vốn huy động và tín dụng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực; tỷ giá diễn biến theo xu hướng ổn định, thị trường vàng được đảm bảo.

Đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Riêng đầu tư nước ngoài có 158 dự án được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt 192,4 triệu USD (so cùng kỳ tăng 58% về số dự án và giảm 66,3% về vốn).

Ngoài ra, có 39 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 85,7 triệu USD (so cùng kỳ tăng 11,4% về số dự án và giảm 47,7% về vốn điều chỉnh). Tính chung tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh tăng vốn 278,1 triệu USD, giảm 62,2% so cùng kỳ.

Về thu ngân sách trên địa bàn, Sở Tài chính thành phố cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước trong ba tháng đầu năm ước thực hiện 71.955 tỷ đồng, đạt 24,12% dự toán, tăng 0,92% so cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 47.300 tỷ đồng, đạt 26,63% dự toán, tăng 11,92% so cùng kỳ.

Môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh cải thiện :

Theo dự báo của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, quý 2/2016 có nhiều thuận lợi từ các chính sách, chủ trương của Trung ương, đồng thời thị trường thế giới tiếp tục tăng trưởng tốt tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh từ các hiệp định quốc tế là thách thức lớn đối với thành phố trong thời gian sắp tới.

Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế trong thời gian tới trong bối cảnh trên, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể, mạnh mẽ để đẩy mạnh tăng tưởng kinh tế, trong đó tập trung thực hiện nhóm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Cụ thể, Thành phố tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút đầu tư vào các ngành mà Thành phố khuyến khích phát triển, như công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao; triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan.

Ông Sử Ngọc Anh cho biết Thành phố tập trung thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường vào các ngành mà thành phố khuyến khích phát triển như công nghiệp hỗ trợ, vật liệu xây dựng, công nghiệp-nông nghiệp công nghệ cao...

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các sở ngành thành phố thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng, các quy định, rào cản của các thị trường xuất khẩu mục tiêu; tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp với chính quyền Thành phố, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức giới thiệu, hướng dẫn cụ thể về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm giúp doanh nghiệp hiểu chính xác và đầy đủ về các nội dung cốt lõi của TPP để định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp.

Với những giải pháp cơ bản trên, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã yêu các sở ngành tiếp tục tháo gỡ khó khăn, nhà đầu tư, doanh nghiệp thuận lợi khí đến đầu tư tại thành phố với phương châm tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhất giúp cho doanh nghiệp, nhà đầu tư làm ăn hiệu quả, qua đó chính là giúp thành phố tiếp tục phát triển.

--Theo VietNamPlus--

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Giới thiệu về sản phẩm Dock Leveler và nơi cung cấp sản phẩm Dock leveler tại Việt Nam.

Giới thiệu về Dock Leveler :

Là thiết bị nâng hạ dùng trong nghành công nghiệp tên gọi chung của các loại sàn nâng tự động, dock leveler thường thấy nhất ở các nhà máy sản xuất, bến tàu kho bãi tại một khu vực của tòa nhà nơi các xe chở hàng bốc dỡ và vận chuyển hàng hóa.






























Dock leveler sử dụng ở đâu ?

Dock leveler thường được các công ty cung cấp dịch vụ hậu cần (logistics) hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa, kho bãi bến tàu, kho bãi nhà máy sản xuất, Họ tạo ra các hố (dock) để lắp đặt sàn nâng tại các hệ thống cửa xuất nhập hàng để lưu chuyển hàng hóa từ trong khu vực kho sang xe chở hàng để vận chuyển đến nơi khác.

Những lợi ích mà dock leveler mang lại?

Tiết kiệm chi phí, giảm nhân công, hiệu quả công việc cao, chuyên nghiệp

Dock leveler bao gồm những gì?

– Cao su giảm chấn (Dock bumpers): bảo vệ các cửa xuất nhập hàng khỏi bị hư hại do xe tải lùi vào cửa lấy hàng
– Ty bơm
– Dock lift
– Dock seals
– Khóa dock (Dock lock)
– Đèn chiếu sáng (Dock light) đèn ngắm di động gắn bên trong dock leveler sử dụng để cung cấp ánh sáng bên trong chiếc xe tải chở hàng.
– Đèn chỉ thị cho thấy trình điều khiển xe khi để lại trong hoặc kéo ra.
– Phần mềm: để theo dõi và báo cáo về các hoạt động của dock leveler.
– …

Sử dụng dock leveler có nguy hiểm không?


Có, nhưng thông thường tai nạn xảy ra do sự sơ ý của công nhân viên, hay sự phớt lờ các cảnh báo, sự nâng hạ, không tuân thủ theo quy định về khoảng cách từ dock leveler tới xe tải, người lái xe nâng, hay xe nâng hàng kéo tay không quan sát các đèn tín hiệu do dock leveler phát ra.


Có bao nhiêu loại dock leveler?


Dock leveler có 3 loại :

– Sàn nâng cơ khí ((Mechanical Dock Leveler)
– Sàn nâng thủy lực (Hydraulic Dock Leveler)
– Sàn nâng túi khí (Air-Powered Dock Leveler)

Mua dock lerver ở đâu?

Bạn có thể liên hệ các công ty chuyên sản xuất và phân phối , cung cấp dock leveler uy tín  tại Việt Nam .Ngoài ra chúng tôi còn là nhà nhập khẩu và phân phối các hãng thương hiệu Dock Leveler .

Sau 10 năm gia nhập TPP thuế nhập khẩu ôtô sẽ về 0%

" các mặt hàng Ôtô, xăng dầu, bia rượu và thịt các loại là nhóm được xóa bỏ thuế nhập khẩu muộn nhất, sau năm thứ 10-11 mà Hiệp định này có hiệu lực. "
thuế nhập khẩu ô tô về 0% sau 10 năm gia nhập TPP
Thuế nhập khẩu ô tô về 0% sau 10 năm gia nhập TPP

Bộ Tài chính vừa công bố những nội dung cam kết của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong lĩnh vực tài chính. Theo đó, các nước TPP cam kết mở cửa khá cao dành cho Việt Nam. Xét trên mặt bằng chung, 78-95% dòng thuế nhập khẩu được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10 năm, trừ một vài hàng hóa nhạy cảm sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan.
Bộ Tài chính cho biết, nhiều các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm như nông sản, thủy sản, dệt may, giầy dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su…
Bộ Tài chính vừa công bố những nội dung cam kết của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong lĩnh vực tài chính. Theo đó, các nước TPP cam kết mở cửa khá cao dành cho Việt Nam. Xét trên mặt bằng chung, 78-95% dòng thuế nhập khẩu được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10 năm, trừ một vài hàng hóa nhạy cảm sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan.
Bộ Tài chính cho biết, nhiều các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm như nông sản, thủy sản, dệt may, giầy dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su…

-- Theo VNExpress --

Sản xuất công nghiệp Thái Nguyên bùng nổ : Chỉ số IIP 10 tháng tăng 9,7%

Hoạt động sản xuất công nghiệp tại Thái Nguyên trong 10 tháng đầu năm tăng mạnh nhất cả nước, gấp hơn 12 lần tốc độ tăng bình quân chung.


Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của Việt Nam trong tháng 10 ước tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 10 tháng, chỉ số IIP tăng 9,7%, cao hơn nhiều so với mức tăng 6,9% của cùng kỳ năm 2014.

Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 8,4% trong 10 tháng, đóng góp 2,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo tăng 10%, đóng góp 6,8 điểm phần trăm; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 11,5%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

Thái Nguyên là tỉnh có hoạt động sản xuất công nghiệp tăng mạnh nhất cả nước, với chỉ số IIP 10 tháng đầu năm tăng 121,9% so với cùng kỳ, gấp 12,5 lần tốc độ tăng bình quân của cả nước.

Một số địa phương khác cũng ghi nhận chỉ số IIP tăng mạnh là Quảng Nam tăng 31,9%, Hải Phòng tăng 15,8%, Đà Nẵng tăng 14,1%, Hải Dương tăng 10,3%, Bình Dương tăng 9,2%, Đồng Nai tăng 8,5%, Hà Nội tăng 7,7%, thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,4%, Cần Thơ tăng 6,9%, Quảng Ninh tăng 6,5%.

Sản xuất tăng mạnh kéo theo hoạt động tuyển dụng tăng. Số lao động của các doanh nghiệp tại Thái Nguyên vào thời điểm 1/10/2015 tăng 50,3% so với cùng kỳ năm trước – mức tăng mạnh nhất trong số các tỉnh thành có quy mô công nghiệp lớn.

Một số tỉnh khác cũng ghi nhận số lao động công nghiệp tăng mạnh là Quảng Nam tăng 13,4%, Vĩnh Phúc tăng 10,8%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 10,2%; Bình Dương tăng 9,3%. Trong khi đó, tốc độ tăng số lao động tại các doanh nghiệp công nghiệp của cả nước tại thời điểm 1/10/2015 là 6,9%.

Báo cáo cho thấy chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9/2015 tăng 5,3% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, chỉ số tiêu thụ tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2014.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/10/2015 tăng 9,8% so với cùng thời điểm năm trước. Tỷ lệ tồn kho bình quân 9 tháng năm 2015 là 73,6%.
-- Theo stockbiz --

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Công ty Sài Gòn Nam Phát thi công lắp đặt cửa kho lạnh

Công ty Sài Gòn Nam Phát cung cấp cửa kho lạnh, cửa phòng sạch, bao gồm các lọai của bản lề kho lạnh, cửa lùa kho lạnh, cửa trượt kho lạnh...
  • Kích thước cửa theo yêu cầu của khách hàng.
  • Cửa kho lạnh cách nhiệt bằng Polyurethan (PU) hoặc Expandable Polystyrene (EPS).
  • Cánh cửa bọc Inox 304 hoặc Tole mạ màu.
  • Khung bao cửa bằng chất liệu inox 304 dày 1,2mm hoặc chất liệu nhôm.
  • Phụ kiện (bản lề, ổ khóa, …) là các loại phụ kiện nhập khẩu .




Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

TP HCM thu hút hơn 3 tỷ đôla FDI trong 10 tháng

TP HCM vừa có báo cáo phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm 2015, trong đó ghi nhận tín hiệu tích cực về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tính đến 15/10, cơ quan quản lý cho biết có 456 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với vốn đăng ký đạt 2,4 tỷ USD. Đồng thời, có 118 dự án tăng vốn 642 triệu USD, nâng tổng số vốn FDI lên gần 3,1 tỷ USD tăng 5,8% so với cùng kỳ 2014.


Một số ngành được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư lớn như ngành bất động sản có 7 dự án, vốn đầu tư 1.429 triệu USD (chiếm 58,9%) hay ngành công nghiệp chiếm 24% tổng vốn, với 51 dự án… Hiện nay có 44 quốc gia đầu tư vốn vào TP HCM, trong đó dẫn đầu là Anh, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc...
Một số dự án lớn tiêu biểu thu hút lượng vốn lớn là Dự án Thành phố Đế vương (Empire City) có vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, quỹ đầu tư Nhật Bản đầu tư 200 triệu USD vào bất động sản An Gia... Cũng trong 10 tháng, toàn thành phố có 22 dự án FDI với vốn đăng ký 72 triệu USD giải thể, chấm dứt hoạt động. 
Mới đây, UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép chỉ định Liên danh 7 công ty của Hàn Quốc (Tập đoàn Lotte) và Nhật Bản làm chủ đầu tư dự án khu phức hợp thông minh Thủ Thiêm với tổng số vốn khoảng 2,2 tỷ USD. Nếu đề nghị này được thông qua, vốn đầu tư nước ngoài vào TP. HCM dự kiến sẽ tăng mạnh.
Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, 9 tháng đầu năm, Việt Nam ghi nhận tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm là 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ.
--Theo VnExpress--

Vượt Hong Kong , Singapore trở thành trung tâm tài chính đứng thứ 3 thế giới sau New York và Lon Don

Singapore vừa soán ngôi Hồng Kông, trở thành trung tâm tài chính lớn thứ ba thế giới
Bloomberg dẫn báo cáo kết quả khảo sát vừa đăng tải của hãng Z/Yen Group cho biết đảo quốc sư tử giờ đây chỉ đứng sau New York (Mỹ) và London (Anh) trong bảng xếp hạng các trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Singapore cách đặc khu Hồng Kông 2 điểm.
Bảng xếp hạng phản ánh các lĩnh vực cạnh tranh chủ chốt, bao gồm môi trường kinh doanh, sự phát triển trong khu vực tài chính và cơ sở hạ tầng của 86 trung tâm toàn cầu. Các thành phố được đánh giá theo thang điểm 1.000 và cuộc khảo sát này được thực hiện trên 2.520 chuyên gia dịch vụ tài chính.

Theo sau New York, London, Singapore và Hồng Kông là thủ đô Tokyo của Nhật Bản và Zurich của Thụy Sĩ. Hãng Z/Yen Group lần đầu phát hành kết quả khảo sát vào tháng 3.2007.

Theo các số liệu chính thức được công bố gần nhất thì Singapore vẫn còn đứng sau Hồng Kông khi xét về tổng tài sản dưới quyền quản lý. Số tài sản của ngành công nghiệp quản lý quỹ của Singapore tăng 30% lên 2.360 tỉ đô la Singapore, tương đương 1.750 tỉ USD, trong năm 2014, theo Cơ quan Tiền tệ Singapore.

Tài sản các quỹ đầu tư ở Hồng Kông thì lên đến mức kỷ lục 17.700 tỉ đô la Hồng Kông, tương đương 2.300 tỉ USD trong cùng năm, theo số liệu được giới chức đặc khu công bố.

-- Theo báo Thanh Niên --